Quốc tế

Mỹ tăng căn cứ hạt nhân: Sức ép cực lớn từ Nga?

Mỹ sẽ gia tăng số lượng căn cứ không quân có vũ khí hạt nhân, trong khi Nga là nước có kho vũ khí hạt nhân chiến thuật lớn nhất thế giới.

Dù sắp bị UAV Bayraktar TB2 vây kín, vì sao Nga vẫn bình thản? / Vũ khí Đức 'lên ngôi' trước cường quốc Mỹ

Theo số liệu của Hội các nhà khoa học Mỹ, Wasington có kế hoạch đến năm 2030 sẽ tăng từ 2-5 căn cứ không quân chiến lược có bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Hiện tại, các máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress, B-2 Spirit và B-1B Lancer của Không quân Mỹ đang đóng tại các căn cứ Minot (North Dakota), Whiteman (bang Missouri), Barksdale (bang Louisiana), Ellsworth (bang South Dakota) và Dyess (bang Texas).

Các cơ sở lưu trữ bom hạt nhân và tên lửa hành trình trang bị vũ khí hạt nhân chỉ được đặt tại các căn cứ không quân Minot và Whiteman, nơi triển khai các máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang vũ khí hạt nhân B-52H Stratofortress và B-2 Spirit.

Theo giới phân tích, sự gia tăng số lượng các căn cứ không quân như vậy là xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:

Nguyên nhân thứ nhất là việc Không quân Mỹ được trang bị máy bay ném bom chiến lược B-21 Raider mới, do đó sẽ cần thêm các căn cứ mới.

Việc triển khai các căn cứ có chứa vũ khí hạt nhân ở các nước đồng minh châu Âu sẽ vô cùng khó khăn, do phụ thuộc rất lớn vào Hiến pháp, Pháp luật của các nước chủ nhà, đồng thời phải cần tới rất nhiều thủ tục. Vì vậy, các căn cứ mới sẽ được thiết lập ở trong nước.

My tang can cu hat nhan: Suc ep cuc lon tu Nga?
Vũ khí hạt nhân chiến thuật có ngưỡng sử dụng thấp hơn.

Theo Lầu Năm Góc, B-21 sẽ được triển khai tại các căn cứ không quân Ellsworth, Dyess và Whiteman. Tại đó sẽ có các kho chứa bom hạt nhân và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân. Những chiếc B-21 đầu tiên sẽ được triển khai tại căn cứ Không quân Ellsworth ở bang Nam Dakota.

Như quyền Thứ trưởng Darlene Costello phụ trách về mua sắm, công nghệ và hậu cần của Không quân cho biết tại phiên điều trần Quốc hội tuần này, Mỹ đã chế tạo hai chiếc B-21 Raider đầu tiên.

Theo bà, hai chiếc máy bay này hiện đang được thử nghiệm tất cả các hệ thống trên mặt đất, còn các chuyến bay thử nghiệm sẽ bắt đầu trong năm tới.

Nguyên nhân thứ hai khiến Mỹ phải triển khai thêm các căn cứ không quân chiến lược có bố trí vũ khí hạt nhân xuất phát từ sự mất cân bằng trong cán cân vũ khí hạt nhân chiến thuật Nga-Mỹ; trong đó, Mỹ bị coi là yếu thế hơn.

Theo tác giả Mark Episkopos viết trong một bài báo cho tạp chí National Interest, Nga sở hữu kho vũ khí hạt nhân chiến thuật lớn nhất trên thế giới, điều này đã "gây ra nỗi khiếp sợ" đối với các thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).

 

Theo giới quân sự Mỹ, hiện ở Nga có từ ba nghìn đến sáu nghìn đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ở đây nói đến cả số lượng đầu đạn còn lưu lại từ thời Liên Xô, cũng như những hệ thống vũ khí mới đầy sức mạnh được phát triển trong những năm gần đây.

Trong chiến lược quân sự của Nga, vũ khí hạt nhân chiến thuật là yếu tố cực kỳ quan trọng đóng vai trò ngăn chặn chủ yếu chống lại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm