Mỹ tiếp tục thử thành công siêu thanh trên mặt đất
Nga cười nhạt khi đối mặt vũ khí siêu thanh của Mỹ / 'Mỹ cấm vận làm tăng sức hấp dẫn vũ khí Nga'
Cuộc thử nghiệm được thực hiện tại bãi thử Promontory, Utah. Vụ thử là một phần mục tiêu của quân đội Mỹ nhằm phát triển khả năng tấn công siêu âm tấn công Thông thường Prompt Strike (CPS) và Vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW) của Lục quân.
Mỹ thử động cơ siêu thanh trên mặt đất. |
Cuộc thử nghiệm đối với Động cơ Tên lửa Rắn Giai đoạn Một (SRM) này nằm trong loạt thử nghiệm xác nhận tên lửa siêu thanh mới được phát triển. Phó Adm Johnny R. Wolfe Jr, Giám đốc Chương trình Hệ thống Chiến lược của Hải quân nói:
"Vụ thử thành công hôm nay đã đưa chúng ta tiến thêm một bước nữa tới việc xác định thiết kế của tên lửa siêu thanh sẽ được sử dụng trong cả Lục quân và Hải quân. Với thành công này, chúng tôi đang lên lịch cho cuộc phóng thử tên lửa siêu thạnh trong thời gian tới".
Lục quân Mỹ cũng ra tuyên bố cho biết, khi phát triển thành công, vũ khí thanh mới LRHW có tầm bắn hơn 2.775 km và đạt vận tốc Mach 10 ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2, tên lửa có thể đạt Mach 17. Với tầm bắn và tốc độ đạt được, LRHW vượt xa mọi vũ khí hiện có của Mỹ và nhanh hơn đáng kể so với Zircon Nga.
Ngay trước khi Mỹ thử thành công động cơ của LRHW, Tướng Timothy Ray, chỉ huy Bộ Tư lệnh Tấn công Toàn cầu thuộc không quân Mỹ, nói Lầu Năm Góc đang phí tiền khi đầu tư dự án tên lửa siêu thanh cho Lục quân.
Ông cho rằng loại vũ khí này không hấp dẫn với khách hàng nước ngoài tại châu Âu và châu Á, trong khi năng lực tiến công tầm trung của Mỹ có thể được đảm bảo bởi lực lượng oanh tạc cơ chiến lược mang tên lửa hành trình.
Vị tướng Mỹ cho biết cho biết thêm, binh chủng này đã đầu tư 1,3 tỷ USD vào dự án Hệ thống Vũ khí Chính xác Tầm xa (LRPF) và đang đề xuất quốc hội Mỹ duyệt thêm 1,7 tỷ USD cho năm nay, trong đó 800 triệu USD sẽ dành phát triển khẩu đội tên lửa siêu vượt âm phóng từ mặt đất.
Lục quân Mỹ dự kiến sẽ bỏ ra 10 tỷ USD trong 10 năm tới cho LRPF và con số dành cho chương trình LRHW ước tính còn lớn hơn nhiều. Hiện vẫn chưa rõ thời điểm Mỹ sẽ trang bị dòng tên lửa siêu thanh này.
Trong khi Mỹ đang lận đạn với những cuộc thử nghiệm động cơ siêu thanh trên mặt đất thì 2 đối thủ chính của nước này là Trung Quốc và đặc biệt là Nga đã đưa vào trang bị vũ khí siêu thanh Kinzhal, Avangard, hoàn thiện Zircon và tiếp tục phát dòng vũ khí thế hệ mới hơn.
Sự nguy hiểm từ kho vũ khí Nga với đối thủ ngày càng hiện hữu khi Moskva vừa tuyên bố phát triển loại vũ khí siêu thanh mới với công nghệ plasma.
Thông tin về loại vũ khí siêu thanh hoàn toàn mới của Nga được đích thân Thứ trưởng quốc phòng Nga, ông Yuri Borisov cho biết: "Trong thời gian sắp tới vũ khí siêu thanh sẽ sử dụng vật liệu mới và hệ thống điều khiển hỏa lực hoạt động trong môi trường hoàn toàn khác biệt bằng plasma.
Quân đội Nga đang bước vào một cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, hệ thống vũ khí mới dựa trên các nguyên tắc vật lý chưa từng được sử dụng trước đây trong lĩnh vực này đang dần thay thế hệ thống hiện có".
Nói về lợi thế của vũ khí siêu thanh, ông Borisov cho biết: "Bản chất của hầu hết các cuộc xung đột quân sự cho thấy thời gian đưa ra quyết định cuối cùng đã được rút ngắn: trước kia phải mất vài giờ, có khi vài ngày, còn bây giờ chỉ vài chục hoặc thậm chí vài phút và điều đó sẽ sớm chỉ còn vài giây".
Ngoài ra, ông Yuri Borisov còn nói về vũ khí tương lai của Nga: "Sự tương tác giữa Viện Khoa học và Bộ Quốc phòng Nga luôn có mục tiêu cụ thể. Trước hết, trong lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ tiềm năng. Chúng ta sẽ tạo ra bước đột phá đặc biệt về phát triển vũ khí laser/điện từ trường".
Trước bước tiến quan trọng của Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, Lầu Năm Góc thừa nhận, vũ khí siêu thanh của Nga có khả năng bắn tới nước Anh chỉ trong 13 phút.
Không giống loại vũ khí hạt nhân thông thường, tên lửa siêu thanh có thể khiến vượt qua mọi loại radar của đối phương. Phương Tây đã bị tụt lại phía sau khi Nga phát triển các loại vũ khí như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo