Quốc tế

Vũ khí Nga mở rộng thị trường mặc Mỹ trừng phạt

Công ty UAV Latam cho biết, máy bay không người lái (UAV) ZALA Aero của Nga sản xuất đã được đưa vào hoạt động tại một số nước Mỹ Latinh.

NATO đối mặt vũ khí khủng hơn "Bàn tay thần chết" / Nga cười nhạt khi đối mặt vũ khí siêu thanh của Mỹ

Tuyên bố được người đại diện của Công ty UAV Latam (một phần của Tập đoàn Kalashnikov thuộc tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec) đưa ra bên lề Triển lãm vũ khí quốc tế SITDEF 2021 tại Peru hôm 30/10, hiện nay một số tổ hợp UAV Zala Aero đã được đưa vào hoạt động tại Mỹ Latinh.

Triển lãm SITDEF 2021 diễn ra đến hết tháng 10 trong khuôn viên trụ sở Quân đội Peru ở Lima. Triển lãm quốc phòng đã được tổ chức hai năm một lần kể từ năm 2007. Rosoboronexport của Nga là một bên tham gia thường xuyên trong triển lãm quốc phòng Peru.

Vu khi Nga mo rong thi truong mac My trung phat
Dòng UAV cỡ nhỏ của Nga đang được nhiều khách hàng quan tâm.

ZALA là một máy bay không người lái hạng nhẹ có thể phóng bằng tay. Nó có thời gian bay hơn một giờ rưỡi, phạm vi liên lạc từ 15 đến 30 km và trọng tải tối đa 2,5 kg. Với tải trọng này, UAV có thể mang theo một máy ảnh nhiệt với một máy quay video.

Máy bay được thiết kế cố định, trọng lượng nhẹ và hệ thống điều khiển thông minh của máy bay không người lái cho phép nhân viên có trình độ đào tạo tối thiểu cũng có thể dễ dàng vận hành chiếc UAV này.

Việc Nga công bố dòng UAV hạng nhẹ của mình xuất hiện tại thị trường Mỹ Latinh xuất hiện ngay sau khi các nghị sĩ Mỹ đề nghị các nhà lập pháp nước này thảo luận về khả năng làm giảm sức hấp dẫn của vũ khí do Nga cung cấp cho các khách hàng nước ngoài.

Đó là tạo ra thêm các biện pháp cứng rắn nhằm nâng cao hiệu quả các lệnh trừng phạt đã áp đặt trước đây. "Những chiến lược nào có thể giúp Mỹ làm cho vũ khí do Nga sản xuất trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người có khả năng quan tâm đến chúng?

Chúng ta nên tăng cường xuất khẩu vũ khí của mình ở mức độ nào cho các nước muốn mua vũ khí từ người Nga?", một phần nội dung tài liệu của các nghị sĩ Mỹ được RT đăng tải.

 

Các nhà phân tích Mỹ cho rằng, những vũ khí mới cho phép Moscow thúc đẩy các lợi ích chính sách đối ngoại của riêng mình, đồng thời làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Đồng thời, các nghị sĩ chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Liên bang Nga không đủ hiệu quả, điều này chỉ khiến các nước quan tâm đến việc mua vũ khí của Nga có tâm lý chống lại Mỹ.

Bấp chấp Mỹ dùng trừng phạt để ngăn cản khách hàng tiếp cận vũ khí Nga nhưng tổng giá trị các hợp đồng đặt mua vũ khí của Nga trong năm 2020 vẫn duy trì ở mức 50 - 55 tỷ USD. Xét trong bối cảnh đại dịch hoành hành, đây là một năm đầy thành công với hoạt động xuất khẩu khí tài quân sự của Nga.

Trong hai năm liền kề trước đó, tổng giá trị các đơn đặt hàng khí tài quân sự của Nga lần lượt là 51,1 tỷ USD và 55 tỷ USD. Đây rõ ràng là bước tăng trưởng Nga có được đang khiến những đối thủ rất khó chịu.

Tại Triển lãm MAKS-2021, máy bay chiến thuật đa năng thế hệ thứ 5 mang tên Checkmate và các sản phẩm mới nhất của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga cũng đã có màn ra mắt ấn tượng, thu hút sự quan tâm quốc tế.

 

Theo kết quả được công bố, tổng trị giá các hợp đồng ký kết tại MAKS-2021 lên tới 265 tỷ Ruble (khoảng 3,6 tỷ USD). Riêng Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport đã ký 13 hợp đồng xuất khẩu có giá trị lên đến hơn 1 tỷ Euro.

Các nhà sản xuất Nga cho rằng, các quốc gia châu Á đang tích cực khai thác và vận hành máy bay, trực thăng Nga, các hệ thống phòng không, các trang thiết bị quân sự cho hải quân và lực lượng tác chiến mặt đất.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn và một trong những trọng tâm trong chiến lược quảng bá các sản phẩm hàng không quân sự và dân sự của Nga. Ngoài ra còn có thị trường Mỹ Latinh, châu Phi...

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm