Mỹ tin sẽ kiểm soát được phần lãnh thổ châu Âu của Nga
Nguyên nhân Mỹ, Ukraine dùng An-30B bay trên lãnh thổ Nga / F-35 Mỹ tấn công vào lãnh thổ Syria ngay trước mắt S-400?
Ảnh: DPA/ ТАСС |
I. Phần giới thiệu (tóm tắt) của nữ phóng viên Svetlana Gomzikova:
Mới đây, trên chuyên mục giành cho các tác giả của Hãng thông tấn TASS, nhà bình luận quân sự Nga Dmitry Litovkin đã có một bài viết với một số ý chính sau:
Sau khi hoàn thành công trình xây dựng và đã bố trí tổ hợp phòng thủ chống tên lửa “Aegis Ashore” tại Redzikovo- Ba Lan, người Mỹ sẽ kiểm soát được toàn bộ phần lãnh thổ Châu Âu của Nga.
Bài báo trên được D.Litovkin viết nhân tròn 10 năm ngày Nga-Mỹ ký Hiệp ước START-3 và Hiệp ước này sẽ hết hiệu lực vào năm tới. Trong bài báo, tác giả chủ yếu bàn về việc tại sao Washington lại không muốn gia hạn Hiệp ước.
D.Litovkin chỉ dành một đoạn ngắn nói về căn cứ phòng thủ chống tên lửa của Mỹ tại Ba Lan. Nhưng những kết luận của ông quả thực làm chúng ta (Nga) quan ngại.
Cụ thể, ông khẳng định việc triển khai tổ hợp này cho phép người Mỹ giám sát chặt các trận địa tên lửa đạn đạo “Topol-M” và “Yars” của chúng ta (Nga) tại Tatishchevo (Tỉnh Saratov), Teikovo (Tỉnh Ivanovo) và ở Kozelsk (Tỉnh Kaluga).
Và như vậy, theo D.Litovkin, người Mỹ “bám sát” tới “134 đầu tác chiến hạt nhân- tức gần một nửa tiềm lực vũ khí hạt nhân trên mặt đất của chúng ta”.
Ông cũng có nói đến việc vào thời điểm hiện tại, người Mỹ đang gặp một vấn đề (với căn cứ Redzikovo) - họ đang phải thay những nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ xây dựng. Chính vì vậy, mốc thời gian đưa căn cứ này vào vận hành và bắt đầu trực chiến bị lùi lại.
Tuy nhiên, vẫn theo D.Litovkin thì dù sao sau 1-2 năm nữa, căn cứ này sẽ được xây dựng xong và "khi đó thì Quân đội Mỹ sẽ có thể kiểm soát toàn bộ phần lãnh thổ Châu Âu của Nga".
Tổ hợp Aegis Ashore ở Redzikovo Ba Lan, theo các kế hoạch ban đầu của Lầu năm góc, lẽ ra đã phải trở thành “Vòng nguyệt quế” của kết cấu phòng thủ chống tên lửa NATO tại Châu Âu từ năm 2018.
Tuy nhiên, chương trình bị chậm tiến độ 2 năm. Và, theo những dự báo lạc quan nhất, mọi công việc sẽ được hoàn thành không sớm hơn năm 2022.
Như chính các phương tiện truyền thông Ba Lan nhận định thì “căn cứ phòng thủ chống tên lửa tại Redzikovo đang ngập trong một loạt các vấn đề”. Và việc chậm tiến độ không phải là nghiêm trọng nhất trong số đó.
Chi phí xây dựng đội lên rất đáng kể. Ban đầu, ước tính là 746 triệu đô la. Nhưng cách đây không lâu là trong năm 2021 tới sẽ phải chi thêm một khoản kinh phí bổ sung 96 triệu đô la ngoài dự toán nữa.
Những số liệu này đã được chính người đứng đầu Cơ quan Phòng thủ chống Tên lửa Mỹ là Phó Đô đốc John Hill công bố tại Washington.
Về phần mình, các nhà phân tích quân sự Ba Lan trong các bài viết của mình cho rằng vũ khí- khí tài trang bị cho căn cứ, trong đó có các bệ phóng tên lửa, hệ thống radar và trang thiết bị điện tử đã được tập kết tại Redzikovo. Nhưng chúng đang được bảo quản trong các kho.
Về tất cả những gì đã nói ở trên, nếu tính đến những dự báo của Dmitry Litovkin, chúng ta mong “công trình” càng chậm tiến độ càng tốt.
Nhưng mặt khác, nếu như sau hai năm nữa, phần đất Châu Âu của chúng ta vẫn thực sự có thể bị tấn công thì làm thế nào để chúng ta có thể giảm thiểu được mối đe dọa?
II. Phần phỏng vấn chuyên gia:
Iuri Knutov |
Chuyên gia quân sự, Giám đốc Bảo tàng Bộ đội Phòng không Nga
Thứ nhất, chúng ta hiện đang tái trang bị cho Bộ đội Tên lửa Chiến lược (RVSN) của mình – đưa (tên lửa) “Topol” đã lạc hậu ra khỏi trang bị, thay thế toàn bộ chúng bằng các tên lửa “Yars”.
Bởi vì, quả thực, chỉ cần 2 hoặc 3 quả tên lửa của tổ hợp Aegis Ashor là đủ để đánh chặn thành công một quả tên lửa “Topol” khi nó đang tăng tốc.
Nhưng để có thể đánh chặn được một quả tên lửa “Yars”, cần tới 50 quả tên lửa của Aegis Ashor, và như vậy- nói chung, là một khả năng rất không thực tế. Vì tốc độ của “Yars” ở pha đầu quỹ đạo lớn hơn rất nhiều so với “Topol”.
Điều này, về nguyên tắc, cũng đúng với những tên lửa khác mà chúng ta đang đưa vào trang bị.
Ngoài ra, địa điểm bố trí tổ hợp Mỹ tại Ba Lan lại ở ngay sát biên giới với tỉnh Kaliningrad của chúng ta- chỉ cách 150 km – vị trí như vậy làm cho tổ hợp Mỹ cực kỳ dễ bị tổn thương ngay chỉ trước các “Iskander” Nga. Vâng, đúng là không chỉ với một mình “Iskander” ...
Có nghĩa là, chúng ta có đủ các phương tiện để loại tổ hợp Mỹ khòi vòng chiến.
"SP": - Nhưng vấn đề là ở chỗ tuy người Mỹ khẳng định (Aegis Ashor) là một hệ thông phòng thủ, nhưng nó có thể được “cải hoán” thành một hệ thống tấn công mà không gặp bất cứ vấn đề gì ...
Quả đúng là như vậy, sự nguy hiểm của hệ thống “Aegis” là ở chỗ bệ phóng của nó có thể được sử dụng để phóng không chỉ tên lửa đánh chặn mà còn cả tên lửa có cánh (hành trình).
Nói cách khác, chỉ cần thực hiện một số thao tác nhất định, tổ hợp này sẽ trở thành một tổ hợp tấn công. Tất cả các công việc cần thiết như thay phần mềm có thể được thực hiện xong trong vòng một ngày là tối đa. Và sau đó:“Aegis Ashore” đã biến thành vũ khí tấn công.
Chúng ta nhận thức rất rõ những mối đe dọa này. Nhưng, chúng ta còn có Hạm đội Baltic ở ngay gần đó - trên thực tế, hạm đội này cũng được trang bị các tên lửa hành trình.
Vì vậy, có thể nói rằng, chúng ta có một cái gì đó trong tay để đáp trả. Có khả năng vô hiệu hóa thành phần “nhạy cảm” nhất của tổ hợp- đó là radar. Và đấy là điều quan trọng nhất. Bởi vì sau đó thì tổ hợp trên sẽ trở nên vô tác dụng.
Nhưng có một chuyện khác là vài năm trước đây đã có thông tin rằng người Mỹ đang xây dựng một số trạm đặc biệt ở các khu vực khác của Đông Âu nhằm một mục đích không rõ ràng nào đó.
Và đã có ý kiến cho rằng nếu radar của tổ hợp Aegis bị vô hiệu hóa, người Mỹ sẽ sử dụng những trạm này để điều khiển phóng tên lửa đạn đạo tầm trung, và để điều khiển cả các tổ hợp của Aegis.
Nhưng, vấn đề lại là ở chỗ chúng ta biết quá rõ vị trí của các trạm này. Và, dĩ nhiên, Lạy Chúa lòng lành, nếu có một xung đột nào đó phát sinh, chúng ta sẽ ngay lập tức giáng một đòn cần thiết vào đúng các trạm đó.
Còn về chuyện người Mỹ đánh chặn các tên lửa của chúng ta, thì trong chuyện này, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa là các phương tiện và biện pháp bảo vệ các tổ hợp cơ động đã được cân nhắc tính toán hết sức kỹ lưỡng.
Tổng Tham mưu trưởng Các Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga Valery Gerasimov mới tuyên bố rằng các tổ hợp laser tác chiến “Peresvet” đã được đưa vào trực chiến và “Peresvet” có nhiệm vụ bảo vệ các tổ hợp (tên lửa) đó trước các đòn tấn công của đối phương.
Và, tất nhiên, các tên lửa mới của chúng ta, trong đó có cả tên lửa “Yars” sẽ làm cho hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ thực sự vô dụng khi phải đối đầu với các phương tiện tiêu diệt (tấn công) của chúng ta. Nhưng, xin nhắc lại, đó là trong trường hợp khi một cuộc xung đột như vậy vẫn do người Mỹ phát động.
“SP”: - Có nghĩa là , chúng ta có cái gì đó để bảo vệ cả khu vực Châu Âu và cả bất kỳ khu vực nào khác trên lãnh thổ Nga?
Không còn nghi ngờ gì nữa. Cũng đừng quên các tổ hợp tên lửa phòng không S-400, S-500. Và cả hệ thống phòng thủ chống tên lửa đa kênh A235 "Nudol", - một hệ thống không chỉ bảo vệ Matxcova mà còn bảo vệ toàn bộ khu vực công nghiệp trung tâm của đất nước.
Có một điều rất quan trọng cần phải biết: người Mỹ bắt đầu triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa của mình khi họ còn chưa biết đến sự tồn tại của hệ thống vũ khí siêu thanh của chúng ta và không biết chính xác các tính năng kỹ- chiến thuật của các “Yars”. Đó chính là lý do tại sao họ lại triển khai các hệ thống này.
“SP": - Nhưng vào thời gian đầu, chúng dường như được cho là chỉ có chức năng đánh chặn các tên lửa được phóng từ Iran, còn giờ thì lại sẽ là giám sát các trận địa "Topol" và "Yars" của chúng ta ...
Thế thì đã sao. Ngay tại Na Uy họ cũng có các trung tâm theo dõi chúng ta. Các vệ tinh của họ bám chúng ta liên tục.
Hơn nữa, theo Thỏa thuận Prague (Hiệp ước START-3) về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược,- hiệp ước vừa mới tròn 10 năm kể từ ngày ký, thì chúng ta quả thực có nghĩa vụ phải thông báo cho họ về các địa điểm bố trí (các trận địa tên lửa nói trên) và họ có quyền tiến hành các đợt thanh sát những địa điểm đó.
Vừa mới đây thôi, đã có các thông tin cụ thể về việc chúng ta đã hủy bao nhiêu tên lửa, bao nhiêu bệ phóng hay đã đưa đi niêm cất bảo quản bao nhiêu tên lửa, bao nhiêu bệ phóng.Về phía người Mỹ- họ cũng như vậy. Theo đúng những điều khoản, những cam kết trong Hiệp ước.
Có nghĩa là Hiệp ước START-3 vẫn đang được hai bên tuân thủ đầy đủ.
"SP": - Còn sau đó? Hiệp ước sắp hết hiệu lực, tiếp theo sẽ như thế nào?
Sau đó, quả thực, sẽ rất nguy hiểm.
Một cuộc chiến tranh tổng lực, tất nhiên, sẽ là một chuyện rất khủng khiếp – Lạy Chúa, nếu như nó xảy ra. Nhưng, nếu có bất cứ chuyện gì, những tên lửa siêu thanh đang được đưa vào trang bị của chúng ta (“Avangard” đang trực chiến, còn “Sarmat” sẽ sớm trực chiến) vẫn đang là các loại vũ khí “bất khả đánh bại” đối với bất kỳ một hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào.
Ngay cả khi người Mỹ có phát hiện ra được một thứ gì đó, tên lửa của họ cũng sẽ không thể đánh chặn được tên lửa của chúng ta. Tôi đang nói về “Yars”. Chúng sẽ thay thế hoàn toàn các “Topol” đã lạc hậu.
Xin nhắc lại là hướng ưu tiên chính trong Học thuyết Quốc phòng của chúng ta là Bộ đội Tên lửa Chiến lược. Ở vị trí thứ hai là Bộ đội Đường không- Vũ trụ.
Hiện nay, tỷ lệ vũ khí- trang bị kỹ thuật mới trong trang bị của Bộ đội Tên lửa Chiến lược là hơn 80%. Và đến đầu năm tới, tỷ lệ này sẽ gần 100%. Và chính vì vậy, bộ đội của chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo