Quốc tế

Mỹ trừng phạt kiểu "gãi ngứa", Thổ Nhĩ Kỳ mua thêm S-400

Theo Giám đốc Bộ Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir, Ankara không nhận thấy hậu quả nào từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với việc mua S-400 Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn có F-35 thì phải 'đắp chiếu' S-400 / Xuất hiện hình ảnh hệ thống phòng không S-400 của Nga được chuyển giao cho Algeria

Ông Ismail Demir cho biết hôm 3/3, những biện pháp trừng phạt của Mỹ và một số nước phương Tây không tạo nên bất kỳ đe dọa nào với Thổ, vì vậy chúng tôi đang thảo luận với Nga về thương vụ S-400 thứ 2 bất chấp sức ép.

My trung phat kieu gai ngua, Tho mua them S-400
Hệ thống S-400.

"Công việc của chúng tôi về hợp đồng S-400 thứ 2 vẫn tiếp tục. Hiện vẫn còn sớn để nói về số lượng hệ thống mua về nhưng hợp đồng thứ 2 chắc chắn sẽ được thực hiện", ông Ismail Demir nói trong cuộc trò chuyện với kênh truyền hình NTV của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cùng với việc mua thêm S-400, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang nỗ lực củng cố lực lượng vũ trang của mình bằng cách phát triển hệ thống phòng không riêng.

"Trong năm 2021, chúng tôi sẽ trang bị hệ thống Sungur và Hisar A+, công việc phát triển hệ thống phòng không Siper trong nước vẫn tiếp tục", vị giám đốc này cho biết thêm.

Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thách thức Mỹ sau khi Washington cảnh báo sẽ trừng phạt Ankara vì mua và triển khai tên lửa S-400. "Dù biện pháp cấm vận là gì đi nữa, đừng chậm trễ", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc họp đảng cầm quyền tại thành phố Malatya.

Ông Erdogan nhấn mạnh, Ankara không cần hỏi Mỹ bởi Mỹ không có quyền gì trong việc triển khai và mua thêm S-400 của Thổ. Hiện nay Ankara và Moscow đang tích cực đàm phán cho hợp đồng S-400 thứ 2 bất chấp sự ngăn cản của Mỹ.

 

"Không một quốc gia nào có quyền quyết định các biện pháp phòng thủ của chúng tôi phải làm như thê nào dù đó là Mỹ. Việc mua gì và triển khai gì đều do chúng tôi tự quyết định. Những hệ thống S-400 đầu đã sẵn sàng triển khai, thương vụ thứ hai đang được đàm phán rất thuận lợi", ông Erdogan nói.

Tổng thống Thổ cho biết thêm: "Tôi không biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ nói gì và làm gì với chúng tôi nhưng trong mọi trường hợp, chúng tôi sẽ không xin phép bất kỳ ai.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ là thiếu tôn trọng đối tác quan trọng của NATO. Cách tiếp cận của Mỹ không khiến Ankara bận tâm và chúng tôi sẽ không nói thêm về điều này. Hy Lạp là một thành viên của khối NATO nhưng họ đang vận hành S-300 mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.

Thậm chí vũ khí này còn được tích hợp vào lưới lửa phòng thủ của NATO nhưng Mỹ có nói gì về vấn đề này không? S-400 sẽ được vận hành với sức mạnh đúng như thiết kế và chúng tôi sẽ đi tiếp con đường riêng mà mình lựa chọn".

Cùng với đó, ông Omer Celik - người phát ngôn của Đảng Công lý và Phát triển Thổ Nhĩ Kỳ (JDP) mà đứng đầu là Tổng thống Recep Tayip Erdogan cũng cho rằng bằng việc mua các hệ thống phòng thủ S-400 của Nga, Ankara đang không chỉ đảm bảo an ninh của riêng họ mà còn cả NATO và EU.

 

"Chúng tôi có những mối lo ngại về các cuộc tấn công từ lãnh thổ Syria, vì thế chúng tôi chọn S-400 để bảo vệ mình. Nhưng chúng tôi là tiền tuyến, chúng tôi bảo vệ cả NATO và EU đằng sau mình.

Trong giai đoạn Trung Đông rất bất ổn, những người đồng minh của chúng tôi (ám chỉ Mỹ) đã rút các hệ thống phòng thủ Patriot của họ tại Thổ Nhĩ Kỳ về nước. Chúng tôi cảm thấy không có gì để bảo vệ đất nước khỏi những quả tên lửa đến từ bên ngoài", ông Omer Celik nói.

Ông nhấn mạnh rằng không có một đồng minh nào đưa ra lời đề nghị bảo vệ Ankara vào thời điểm đó. Ngoài ra, theo ông này Ankara cũng đang là nạn nhân của tiêu chuẩn kép khi tiếp tục nhắc đến việc Hy Lạp có S-300:

"Các nước đồng minh NATO khác, như Hy Lạp có S-300 trên lãnh thổ của mình mà không gặp vấn đề gì, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với những trở ngại khi mua S-400. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có chủ quyền và việc ra lệnh cho chúng tôi là một sai lầm".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm