Quốc tế

Mỹ vừa chê vừa nể ngư lôi Supercavitation

Theo chuyên gia Mỹ Kyle Mizokami, dù ngư lôi Supercavitation tồn tại hàng loạt nhược điểm nhưng chúng vẫn thừa khả năng đánh bại bất kỳ mục tiêu nào của Mỹ.

Kho vũ khí mới đáng sợ của máy bay B-52 / Thử nghiệm vũ khí siêu thanh thất bại: Mỹ có từ bỏ?

Nhận định của chuyên gia Mỹ được nói đến trong bài viết được đăng tải trên tờ National Interest. Kyle Mizokami cho rằng, khi Supercavitation hoạt động, bong bóng khí và động cơ tên lửa rất ồn ào.

Bất kỳ tàu ngầm nào phóng ngư lôi siêu dẫn sẽ này ngay lập tức bộc lộ vị trí. "Một vũ khí di chuyển nhanh như vậy có thể tấn công đối thủ và an toàn khi rút lui hay không? Đây rõ ràng là vấn đề chính người Nga cũng không chắc chắn", chuyên gia Mỹ viết.

My vua che vuanengu loi Supercavitation
Mô phỏng tàu ngầm Nga phóng ngư lôi.

Một nhược điểm khác đối với ngư lôi siêu dẫn Supercavitation là không thể sử dụng các hệ thống dẫn đường truyền thống. Bong bóng khí và động cơ tên lửa tạo ra tiếng ồn đủ để làm vô hiệu các hệ thống dẫn hướng sonar tích cực và thụ động tích hợp.

Các phiên bản ban đầu của Supercavitation rõ ràng là không có hệ thống dẫn đường để đổi lấy tốc độ. Một phiên bản mới hơn của ngư lôi sử dụng phương pháp thỏa hiệp, tức là sử dụng siêu dẫn để chạy nước rút đến khu vực mục tiêu, sau đó giảm tốc độ để tìm kiếm mục tiêu.

Nhưng không rõ phiên bản này đã được Nga đưa vào trang bị hay chưa. Một nhược điểm cố hữu của Supercavitation chính là tầm bắn khá ngắn. Theo giới thiệu cuả phía Nga, dòng ngư lôi này có tầm bắn tối đa chỉ 16km.

Như vậy, để phát động tấn công, tàu ngầm Nga phải liều lĩnh tiến sâu vào khu vực tác chiến của ngư lôi Mk-48 (có tầm bắn tối đa lên tới trên 30km) trên tàu ngầm và chiến hạm Mỹ.

Mặc dù vậy, vị chuyên gia Mỹ vẫn thừa nhận, Supercavitation của Nga vẫn là vũ khí đáng sợ với bất kỳ mục tiêu nào nhờ những khả năng đặc biệt của chúng.

 

Ngư lôi Supercavitation có thể đạt đến tốc độ 370 km/h. Trong khi các vũ khí dưới nước chỉ đạt tốc độ tối đa khoảng 60 km/h. Đây được coi là bước tiến vượt bậc trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga ngày nay.

Thông thường, các ngư lôi sử dụng động cơ đẩy bằng chân vịt hoặc hệ thống phản lực dòng nước (pumpjet). Nhưng Supercavitation lại dùng động cơ đặc biệt riêng.

Để ngư lôi có thể lao đi chính xác dưới nước, ngư lôi Nga tạo ra một lớp bong bóng nhỏ, tách biệt với môi trường bên ngoài. Nhờ giảm lực ma sát, ngư lôi có thể đạt tốc độ tối đa lên mức không tưởng như vậy.

Nga hiện nay cũng là quốc gia duy nhất sở hữu tàu ngầm có khả năng phóng ngư lôi Supercavitation. Nga cũng chào bán phiên bản ngư lôi cho nước ngoài.

Iran và nhà thầu quốc phòng Đức từng tuyên bố sở hữu công nghệ ngư lôi siêu khoang nhưng trên thực tế, loại siêu vũ khí này chưa từng được chế tạo ở bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Nga.

 

Có thể nói, Supercavitation là loại vũ khí gây tiếng ồn lớn nhưng lại đặc biệt hiệu quả. Siêu ngư lôi đã phá vỡ thế cân bằng trong môi trường tác chiến dưới nước.

Trong bối cảnh cuộc đua phô trương tầm ảnh hưởng của Hải quân Nga, Mỹ ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương có dấu hiệu nóng lên, các ngư lôi siêu nhanh Nga một lần nữa lại trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm