Quốc tế

Nam Tư cố gắng trang bị tên lửa chống tăng cho T-55

DNVN - Quân đội Nam Tư đã lên kế hoạch trang bị cho xe tăng T-55 các tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM) Malyutka được sản xuất tại nước này theo giấy phép.

LNA có thêm hàng trăm tên lửa R-17 và 60 xe tăng T-62 mới / Báo Nga thích thú khi nhìn thấy xe tăng T-90 bằng bê tông của Việt Nam

Theo nhà phát triển, điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể về hỏa lực và cho phép tiêu diệt các phương tiện bọc thép của đối phương ở khoảng cách lên đến 3.000 m.

Với sáng kiến trên, 2 ATGM được lắp bên trên tháp pháo. Ngoài ra khẩu pháo D-10T2S cỡ 100 mm cũ được cho là sẽ bị thay thế bằng loại 105 mm với vỏ cách nhiệt gắn ngoài, giúp tăng độ chính xác khi bắn.

Tháp pháo hiện có ống phóng lựu để đặt màn khói ngụy trang và cảm biến phát hiện bức xạ laser. Trên thân xe tăng, các tấm chắn bên hông bao phủ khung gầm cũng đã được giới thiệu.

Theo một số báo cáo, sửa đổi này của xe tăng T-55 được đặt tên là "Igman" để vinh danh đỉnh núi nằm gần Sarajevo của Bosnia.

Tên lửa chống tăng Malyutka trên xe tăng T-55 của Nam Tư. Ảnh: TASS.

Tên lửa chống tăng Malyutka trên xe tăng T-55 Igman của Nam Tư. Ảnh: TASS.

Người ta cho rằng quân đội nước ngoài cũng sẽ quan tâm đến phiên bản này, nhưng những sự kiện kịch tính sau đó vào đầu những năm 1990 đã dẫn đến việc ngừng hoàn toàn công việc theo hướng trên.

Cần nhắc lại rằng ở Liên Xô, thí nghiệm lắp đặt hệ thống tên lửa chống tăng Malyutka trên các xe tăng hạng nhẹ, hạng trung và hạng nặng đã được thực hiện từ những năm 1960.

Tuy nhiên việc sử dụng vũ khí dẫn đường qua nòng của một khẩu pháo tiêu chuẩn hóa ra có nhiều hứa hẹn hơn.Ví dụ là xe tăng T-55M được đưa vào trang bị từ năm 1983.

Ngoài ra ở Peru cũng có một phiên bản xe tăng T-55 gắn ATGM do Liên Xô sản xuất. Trong phiên bản của họ, hai tên lửa nằm ở hai bên của tháp pháo, nhưng chỉ một phần nhỏ của những chiếc xe được sửa đổi như vậy.

Vũ khí - Khí tài
Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm