Quốc tế

Nạp đạn tự động nâng tầm pháo điện từ Mỹ

Theo Breaking Defense, Hải quân Mỹ vừa có thử nghiệm thành công với hệ thống nạp đạn tự động cho pháo ray điện từ Railgun.

Mỹ trang bị siêu đạn đối phó Armata Nga / Mỹ sập bẫy vụ đánh cắp Pantsir của Nga?

Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ (NRO) cho công bố hình ảnh thử thành công pháo điện từ (Railgun) với hệ thống nạp đạn tự động tại trường bắn Dahlgren, bang Virginia.

Phát ngôn viên của NRO cho biết, với hệ thống nạp đạn tự động giúp pháo Railgun có thể khai hỏa nhiều phát đạn liên tục ở tốc độ cao. Như vậy, Mỹ có thể tung ra liên tiếp những cú đòn khiến đối phương không thể chống đỡ.

Nap dan tu dong nang tam phao dien tu My
Hệ thống tự động đưa quả đạn vào pháo Railgun.

Trước khi có cuộc thử nghiệm đặc biệt này, Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng với 12 nhà thầu chịu trách nhiệm phát triển hệ thống và công nghệ tích hợp cần thiết trang bị trên pháo Railgun dùng cho siêu hạm lớp Zumwalt.

Nếu tích hợp thành công, chiến hạm Zumwalt sẽ sở hữu thế hệ vũ khí công nghệ cao hàng đầu thế giới hiện nay. Được biết, kế hoạch xây dựng pháo điện từ của Hải quân Mỹ đã kéo dài trong nhiều năm, trong đó phiên bản có thể bắn đạn thật được giới thiệu vào năm 2012.

Chuẩn đô đốc Bryant Fuller, kỹ sư trưởng của hải quân cho biết, mỗi viên đạn khi rời khỏi nòng súng sẽ được cung cấp năng lượng 32 mega-joule (1 mega-joule có thể đẩy một vật thể nặng 1 tấn bay với tốc độ 160 km/h).

Tác động từ va chạm thẳng đứng với mục tiêu đủ đáp ứng mọi sứ mệnh pháo kích của Hải quân Mỹ. Pháo điện từ mới đã được thử nghiệm rộng rãi trên đất liền và sẽ được đưa lên tàu vận tải cao tốc USNS Millinocket để bắn thử trên biển trong năm 2016.

Giới chức Mỹ hy vọng, siêu pháo sẽ được trang bị cho tàu chiến sau năm 2021. Điểm đáng chú ý nhất về khẩu pháo Railgun là lực phóng đạn hoàn toàn đến từ động lực – khẩu pháo này sử dụng cùng một nguyên lý với hành động... ném đá (nghĩa đen) của bạn.

 

Công nghệ này tập trung vào tốc độ thay cho chất nổ để công phá mục tiêu, trong đó lực Lorenz do điện từ trong nòng sinh ra sẽ thay thế thuốc súng để giúp đạn phóng đi nhanh hơn, xa hơn.

Sức công phá của pháo railgun có thể sẽ lên tới 32 mega-joule; đầu đạn sẽ được điều khiển qua GPS để hướng đến mục tiêu cách 160km trong vòng 6 phút. Vào năm 2012, Hải quân Mỹ bày tỏ hy vọng có thể bắn được tới 10 viên đạn Railgun trong một phút.

Nếu được phát triển thành công, pháo điện từ sẽ góp phần khẳng định quan điểm tác chiến không tiếp xúc của Mỹ - sử dụng phương tiện tấn công tầm xa, máy bay không người lái hoặc tên lửa hành trình để tham gia vào các hoạt động tác chiến.

"Một khi Railgun được đưa vào trang bị, Mỹ có thể tung ra những cú đánh không thể chống đỡ vào bất kỳ đối thủ nào, kể cả Nga mà không cần dùng đến tên lửa", Chuẩn đô đốc Bryant Fuller tuyên bố.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm