Quốc tế

National Interest: Ba thách thức Mỹ sẽ phải đối mặt

Việc duy trì trật tự thế giới tự do đòi hỏi Mỹ cần phải tìm cách khống chế dịch bệnh Covid-19, tìm kiếm một chính sách đối ngoại với Trung Quốc và tăng cường thương mại quốc tế.

30 máy bay F-35, F-16 Không quân Mỹ "dàn trận" sẵn sàng xuất kích: Chuyện gì đang xảy ra? / Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc đang trên đà vượt Mỹ về số lượng

Chính quyền ông Biden sẽ phải quyết định một đối sách mới giúp Mỹ tiếp tục duy trì vị thế là quốc gia đứng đầu toàn cầu.

National Interest: Ba thách thức Mỹ sẽ phải đối mặt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Hải quân Mỹ

Theo tờ National Interest, để có thể giải quyết các thách thức hiện tại, Mỹ phải đối phó với ba thách thức quan trọng dưới đây để duy trì trật tự thế giới.

Giải quyết dịch bệnh Covid-19: Cách thức duy trì ổn định trong nước

Mỹ là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Sự thất bại trong việc xử lý khủng hoảng dịch bệnh đã gây ra các bất ổn trong nước. Mỹ được xem là kiểm soát kém mức độ lây lan của dịch bệnh so với thế giới. Các số liệu hiện tại từ Tổ Chức y tế thế giới cho biết Mỹ chiếm khoảng 20% ca tử vong và ca nhiễm Covid-19 toàn cầu trong khi quốc gia này chỉ chiếm 4% dân số thế giới.

Trước các thách thức của dịch bệnh, chính quyền mới của Mỹ sẽ phải đặt ưu tiên cao đối với các vấn đề chính sách trong nước về các chương trình nghị sự. Để bình ổn chính trị trong nước, chính quyền ông Joe Biden phải tập trung mạnh mẽ cho cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 khi vào Nhà Trắng. Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, ông Biden đã từng nhấn mạnh mong muốn người dân khắp nước phải đeo khẩu trang nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh. Và điều đó là bắt buộc.

Tuy nhiên, theo National Interest, cho đến hiện tại, người dân Mỹ vẫn chưa hề ý thức được mức độ thất bại trong việc giải quyết dịch bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến vị thế của Mỹ trên thế giới. Mặc dù kinh tế Mỹ hiện tại đang có tín hiệu hồi phục nhưng vẫn có thể suy thoái trở lại nếu Mỹ không khống chế được dịch bệnh.

 

Chính sách ngoại giao: Cùng tồn tại cạnh tranh với Trung Quốc

Theo ông Yoichi Funabashi, Chủ tịch cơ quan tư vấn Sáng kiến châu Á - Thái Bình Dương, sự ra đời của một chính sách đối ngoại mới của Mỹ là điều hiển nhiên trong bối cảnh chính quyền ông Biden đang chuẩn bị cho kế hoạch vào Nhà Trắng.

Chính quyền ông Biden sẽ rút ra các bài học từ những sai lầm của các chính quyền đi trước để giải quyết các vấn đề ngoại giao với thế giới đến hiện tại. Và, vấn đề lớn nhất là làm thế nào để Mỹ có thể kiểm soát mối quan hệ với Trung Quốc.

Quan trọng hơn, chính sách đối ngoại của chính quyền mới sẽ có sự đồng thuận của lưỡng đảng về chính sách Trung Quốc. Giới quan sát nhận định điều này có thể làm được bất chấp các bất đồng trong nội bộ Mỹ bởi vì hai đảng đều nhận ra các thách thức mà Mỹ đối mặt từ vấn đề cạnh tranh Trung Quốc.

Trọng tâm của chính sách đối ngoại với Trung Quốc là cạnh tranh và cùng tồn tại. Cùng tồn tại cạnh tranh đồng nghĩa với việc thừa nhận Mỹ phải đối phó với các ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ và quản trị toàn cầu cũng như theo đuổi "phạm vi ảnh hưởng khép kín". Washington phải chấp nhận không có ý định thay đổi hệ thống chính trị của Trung Quốc và chắc chắn Bắc Kinh cũng không làm thay đổi trật tự quốc tế tự do và cởi mở của Washington. Điều đó đồng nghĩa với một thực tế rằng để cùng tồn tại với Trung Quốc, Mỹ buộc phải cạnh tranh. Vì vậy, chính quyền ông Biden phải chấp nhận rằng Mỹ phải đối mặt cạnh tranh với một siêu cường là điều không thể tránh khỏi.

 

Ba khía cạnh tập trung nhằm duy trì chiến lược cùng tồn tại cạnh tranh bao gồm an ninh hàng hải, địa kinh tế và năng lượng xanh.

Theo tác giả Yoichi Funabashi, Chủ tịch cơ quan tư vấn Sáng kiến châu Á - Thái Bình Dương, an ninh hàng hải, đặc biệt là chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương là điểm mấu chốt Mỹ cần phải tập trung đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ cũng phải tập trung vào vấn đề địa chính trị, đặc biệt là quyền lực mạng quốc gia trong nỗ lực cạnh tranh với Trung Quốc. Cuối cùng, năng lượng xanh là một lĩnh vực mà Mỹ có thể và nên hợp tác với Trung Quốc nhằm giải quyết các thách thức toàn hiện nay.

Thách thức thương mại

Theo tờ National Interest, thách thức lớn nhất của chính quyền ông Biden là vấn đề thương mại. Chính sách của Tổng thống Trump nhất quán trong tuyên bố "America First" (Nước Mỹ trên hết) đã duy trì suốt 4 năm nhiệm kỳ của ông. Chính quyền mới của Mỹ - ông Biden ắt hẳn có thể gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với Trung Quốc về lĩnh vực thương mại hiện nay. Washington sẽ phải tìm đến quan hệ tăng cường với châu Á nhằm gia tăng ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương. Khi nhiệm kỳ của ông Biden kết thúc vào năm 2025, Mỹ nên tham gia lại vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Đây là bước đi chắc chắn nhất để Mỹ duy trì trật tự quốc tế tự do tại châu Á Thái Bình Dương. Mỹ có thể phải tiến tới một chính sách mới thay thế cho "America First".

Chính quyền mới của Mỹ cần phải tập trung vào chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP). Tầm nhìn của FOIP có thể vươn xa hơn nhằm nâng cao ảnh hưởng của Mỹ trong nỗ lực cạnh tranh với Trung Quốc.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm