Quân đội Mỹ từng bí mật mua máy bay tiêm kích MiG-29 do Liên Xô sản xuất
AH-64 Mỹ bị Mi-35 Nga đuổi theo và 'khóa mục tiêu' / Tàu ngầm hạt nhân chỉ thị mục tiêu cho Zircon trên hạm
Khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, các quốc gia mới trong liên bang này đều được chia kho vũ khí khổng lồ mà Hồng quân để lại.
Một trong những nước đó là Moldova. Dân số của Moldova còn nhỏ hơn một thành phố lớn của Portland, Oregon.Dù là một quốc gia nhỏ bé, nhưng Moldova được “chia” 34 chiếc MiG-29 Fulcrums, 8 trực thăng Mi-8 Hip và một số máy bay vận tải.
Moldova không có đủ tiền để duy trì một phi đội như vậy trong khi nước này còn đang rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế sâu sắc. Trong khi đó, Mỹ lo ngại Moldova sẽ bán những chiếc MiG-29 cho Iran để bổ sung vào phi đội MiG-29 có sẵn của Tehran. Mỹ thậm chí còn lo ngại rằng Moldova có thể chuyển giao công nghệ cho các đối thủ của Iran bởi phi đội MiG-29 của Moldova còn bao gồm cả 14 biến thể MiG-29C được thiết kế để triển khai vũ khí hạt nhân.
Do đó, vào năm 1997, Mỹ đã sử dụng công cụ mạnh nhất của mình để có được những chiếc MiG-29. Công cụ đó… là tiền. Mỹ đã mua 21 chiếc MiG-29 - bao gồm 14 chiếc MiG-29C, một MiG-29B và 6 MiG-29A. Tất cả đều được tháo rời và vận chuyển bằng máy bay vận tải C-17 tới Dayton, Ohio.
Việc mua những chiếc MiG-29 từ Moldova không chỉ để đảm bảo chúng không bị rơi vào tay Iran mà còn đem lại cơ hội để Mỹ xem xét và nghiên cứu một trong những máy bay tiêm kích tốt nhất mà Liên Xô từng chế tạo. Đổi lại, Moldova nhận được 40 triệu USD hỗ trợ nhân đạo, một số xe tải quân sự và các thiết bị phi sát thương khác.
Theo Tạp chí Air & Space, những chiếc MiG-29 mà Mỹ mua lại được sử dụng trong các phi đội thử nghiệm, trung tâm tình báo và các cơ sở của Không quân Mỹ.
Moldova bán phần những chiếc MiG-29 còn lại của lực lượng không quân cho Eritrea và Yemen.
MiG-29 là một máy bay cơ động và “chết chóc”ở giai đoạn những năm 1990, đặc biệt với tên lửa AA-11 Archer có thiết bị tự dẫn hồng ngoại, một số tính năng tuyệt vời và tầm bắn xa hơn tên lửa Sidewinder của Mỹ.
Dù vậy, MiG-29 Fulcrum thiếu các hệ thống quản lý thông tin và điện tử hàng không giúp báo cho phi công những gì đang diễn ra bên ngoài máy bay hoặc vị trí của nó. Phi công phải nhìn vào bản đồ giấy để xác định vị trí của mình. Nhìn chung, MiG-29 là một chiếc máy bay tốt về mặt cơ khí, động lực, nhưng ngày càng trở nên lạc hậu trong tá chiến trên không ở thế kỷ 21 nếu không được nâng cấp.
Israel cũng từng “mượn” MiG-29
Thật ngẫu nhiên, cũng vào năm 1997, một quốc gia khác ngoài khối Liên Xô cũ có được những chiếc MiG-29, đó là Israel.
Israel đã mượn 3 chiếc MiG-29 Fulcrums một chỗ ngồi trong vài tuần từ một quốc gia Đông Âu. Tới nay vẫn chưa rõ đó là nước nào.
Với việc MiG-29 là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất mà Nga từng cung cấp cho các khách hàng Arab gồm Iraq và sau đó là Syria, người Israel chắc chắn rất chào đón cơ hội tự mình kiểm tra và đánh giá những chiếc máy bay này.
Các phi công Israel từng lái thử MiG-29 đều rất ấn tượng với nó. Mặc dù khác với các loại máy bay chiến đấu sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ mà Israel đang sử dụng, họ thấy rằng MiG-29 rất dễ điều khiển. Máy tính của MiG-29 cho phép hỗ trợ hạ cánh nếu phi công cảm thấy khó khăn trong việc này. Đây là điểm rất hữu dụng.
Hệ thống máy tính này giúp “ổn định máy bay trong trường hợp phi công bị hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng trong không gian. Các hệ thống như vậy không tồn tại trên các máy bay của phương Tây và phi công phải tự mình xử lý các tình huống như vậy một cách độc lập”, theo tạp chí IAF
Một phi công thử nghiệm MiG-29 đánh giá rằng “khả năng của MiG-29 Fulcrum tương đương và đôi khi còn vượt xa khả năng của tiêm kích F-15 và F-16. MiG-29 có khả năng cơ động cao và động cơ xoay trở tốt và cung cấp tỷ số lực đẩy/trọng lượng cao. Các phi công của chúng ta phải cẩn thận với loại máy bay này trong không chiến. Nếu được điều khiển bởi một phi công được đào tạo bài bản, nó chắc chắn là một đối thủ đáng gờm”.
Vì thế, cũng chẳng có gì đáng ngạc nghiên khi Mỹ muốn nắm bắt cơ hội đánh giá những chiếc máy bay chiến đấu đáng gờm này, đồng thời ngăn chặn cơ hội mở rộng phi đội của Tehran.
Ngày nay vẫn còn những nước vận hành MiG-29 trên khắp thế giới - phần lớn ở Đông Âu, Trung Đông và Nam Á.
Ba Lan cũng có một số chiếc Fulcrums hoạt động cùng với tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất. Có điều kỳ lạ: tháng 8/2011, Israel đã ký một thỏa thuận để tân trang, hiện đại hóa và đại tu các máy bay MiG-29 của Ba Lan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này