Nga cảnh báo trả đũa nếu Mỹ lắp đặt tên lửa ở Nhật
Kazakhstan sẵn sàng giúp Mỹ chống Nga / Nga đưa cả 6 tàu ngầm Varshavyanka ra Biển Đen "săn" tàu NATO
Trước tháng 8/2019, thời điểm Tổng thống Mỹ khi đó Donald Trump rút nước này khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn đều bị cấm.
Mỹ từng từ bỏ việc phát triển và sử dụng các tên lửa tầm ngắn và tầm trung sau khi ký kết Hiệp ước INF thời Chiến tranh Lạnh. Ảnh: US Army |
Hiệp ước INF được ký kết năm 1987 giữa Tổng thống Mỹ khi đó Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev nhằm loại bỏ các loại tên lửa nhất định trong kho vũ khí của hai cường quốc. Tháng 2/2019, Washington bắt đầu quá trình rút khỏi thỏa thuận với cáo buộc Moscow không tuân thủ những cam kết đã ký. Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước vào ngày 2/8/2019.
Sputnik trích dẫn lời bà Zakharova nhấn mạnh, Moscow sẵn sàng “hành động một cách bình đẳng và mang tính xây dựng” nhằm tăng cường an ninh quốc tế sau khi hiệp ước INF kết thúc.
Năm ngoái, tại hội nghị của Câu lạc bộ thảo luận Valdai, một tổ chức tư vấn uy tín, Tổng thống Nga Vladimir Putin quả quyết, Moscow sẽ thực hiện các bước trả đũa nếu Mỹ hiện thực hóa ý định triển khai các tên lửa từng bị cấm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cảnh báo được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó Mark Esper tiết lộ, Washington đã lên kế hoạch tăng số tên lửa của nước này ở châu Âu và châu Á.
End of content
Không có tin nào tiếp theo