Quốc tế

Nga chiếm ưu thế tuyệt đối trong 'cuộc chiến máy bay không người lái'

Ukraine từng hy vọng sẽ dùng máy bay không người lái để hạn chế ưu thế quân sự của Nga, nhưng hy vọng của Kyiv đã phá sản.

Nga tái trang bị vũ khí cho tàu tuần tra Gyurza-M chiến lợi phẩm vì mục đích đặc biệt / Bất ngờ lớn với cách Mỹ tạo ra tên lửa chống radar AGM-122

Máy bay không người lái mặc dù đóng vai trò rất quan trọng đối với lực lượng vũ trang Ukraine, nhưng phương tiện này chưa thể mang tới sự thay đổi cục diện trên chiến trường.

Máy bay không người lái mặc dù đóng vai trò rất quan trọng đối với lực lượng vũ trang Ukraine, nhưng phương tiện này chưa thể mang tới sự thay đổi cục diện trên chiến trường.

Giới phân tích cho rằng những gì diễn ra trong cuộc xung đột Ukraine đã cho thấy ngay cả vũ khí và công nghệ phương Tây cũng không cho phép Kyiv xóa bỏ ưu thế vượt trội về quân sự của Nga.

"Kyiv đang thua trong cuộc chiến máy bay không người lái" - cựu Giám đốc điều hành Google - ông Eric Schmidt, người trước đây từng đến thăm Ukraine đã đưa ra đánh giá trong một bài báo đăng trên tạp chí Foreign Affairs.

“Nga đã bắt kịp các đối thủ lớn trên thế giới về công nghệ quân sự tiên tiến, trong khi Ukraine vẫn phải vật lộn để duy trì dòng viện trợ tài chính cũng như quân sự từ các đối tác bên ngoài".

 

"Để làm suy yếu lợi thế của Nga trên chiến trường, Ukraine cùng với các đồng minh không những phải tăng cường sản xuất quốc phòng, mà còn phải đầu tư phát triển và nhân rộng các công nghệ có thể chống lại những UAV thế hệ mới đáng gờm của Nga".

"Từ cuối năm 2022, Nga đã sử dụng rộng rĩa 2 dòng UAV nội địa đó là Orlan -10 (trinh sát) và Lancet (tấn công cảm tử) để phá hủy nhiều mục tiêu từ hệ thống pháo tự hành có giá trị đến máy bay chiến đấu và xe tăng".

"Ukraine từng dẫn trước Nga khi tiến hành nhiều cuộc tấn công thông qua UAV vào đầu cuộc xchiến, nhưng hiện tại Kyiv không có sản phẩm nào đủ sức sánh ngang với cặp đôi nguy hiểm nói trên của Nga”, ông Schmidt lưu ý.

 

Cựu Giám đốc điều hành của Google còn cho rằng những lệnh trừng phạt khắc nghiệt do phương Tây áp đặt không đủ sức “đánh sập” ngành công nghiệp quốc phòng của Nga như họ mong muốn.

“Nga đã tăng gấp đôi số lượng xe tăng sản xuất mới hàng năm so với thời điểm trước cuộc chiến, cụ thể là từ 100 lên 200 chiếc. Các công ty Nga cũng đang sản xuất đạn dược với giá thành rẻ hơn nhiều so với phương Tây".

"Một quả đạn pháo 152 mm do Nga chế tạo có giá thành chỉ 600 USD, trong khi đó phương Tây sản xuất loại đạn 155 mm với chi phí cao hơn gấp 10 lần, Ukraine và các đồng minh sẽ khó vượt qua bất lợi kinh tế này”.

 

Ông Schmidt còn nhận xét rằng ngay cả loại vũ khí tối tân phương Tây cung cấp cho Ukraine cũng không thể đối phó với các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga:

“Khi tên lửa và máy bay không người lái tấn công nhắm vào các mục tiêu của Nga, chúng thường bị bắn hạ. Đặc biệt, việc sử dụng vũ khí của Mỹ có thể bị Nga dễ dàng cản trở thông qua việc gây nhiễu tín hiệu định vị vệ tinh GPS”.

Kết thúc bài phân tích, ông Schmidt bày tỏ băn khoăn về việc vũ khí mới được NATO cung cấp cho Kyiv liệu có giúp giải quyết được vấn đề một cách triệt để hay không.

 

“Số lượng nhỏ tiêm kích F-16 do Mỹ chế tạo sẽ hoạt động trong Không quân Ukraine vào cuối năm nay, chúng sẽ nhanh chóng có mặt tại tiền tuyến để tấn công máy bay Nga đang thả bom dẫn lắp bộ cánh lượn".

"Mặc dù vậy, vẫn chưa rõ F-16 sẽ hoạt động như thế nào trong môi trường tác chiến điện tử dày đặc và liệu chúng có hiệu quả trước tên lửa tầm xa của Nga hay không”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm