Quốc tế

Pháp chế tạo phiên bản hải quân của tên lửa SCALP-EG khi Mỹ không bán Tomahawk

Mặc dù là đồng minh thuộc NATO nhưng Mỹ lại không muốn bán tên lửa hành trình Tomahawk cho Pháp, điều này đã buộc Paris phải đưa ra giải pháp thay thế.

Nga tái trang bị vũ khí cho tàu tuần tra Gyurza-M chiến lợi phẩm vì mục đích đặc biệt / Bất ngờ lớn với cách Mỹ tạo ra tên lửa chống radar AGM-122

Tạo ra phiên bản phóng từ tàu hải quân dựa trên nguyên mẫu SCALP-EG trang bị cho máy bay là giải pháp được Pháp đưa ra nhằm thay thế cho việc không thể mua tên lửa Tomahawk từ Mỹ.

Tạo ra phiên bản phóng từ tàu hải quân dựa trên nguyên mẫu SCALP-EG trang bị cho máy bay là giải pháp được Pháp đưa ra nhằm thay thế cho việc không thể mua tên lửa Tomahawk từ Mỹ.

Tập đoàn công nghiệp quốc phòng châu Âu MBDA đã cho biết rằng phải mất "vài tuần" để điều chỉnh tên lửa hành trình không đối đất SCALP-EG của Pháp cho máy bay ném bom Su-24M của Ukraine.

Ngoài ra đại diện MBDA nói thêm, việc sửa đổi phần mềm của vũ khí chuẩn NATO để triển khai từ máy bay ném bom hệ Liên Xô rất phức tạp, trong điều kiện bình thường, công việc nói trên có thể yêu cầu tới vài năm.

Nhưng tốc độ hoàn thành công việc diễn ra “nhanh đến chóng mặt” như vậy là bởi vì đội ngũ quản lý và kỹ thuật của Tập đoàn MBDA đã nhận được toàn quyền và nguồn lực tài chính để nhanh chóng đưa ra những quyết định cần thiết.

 

Trên thực tế, đây không phải lần sửa đổi duy nhất mà Pháp từng thực hiện với tên lửa hành trình tấn công mặt đất SCALP-EG trong toàn bộ chiều dài hoạt động của nó.

Ít người biết rằng Paris còn có phiên bản hải quân của SCALP-EG để bố trí trên các tàu khu trục và tàu ngầm. Tên lửa hành trình tấn công mặt đất này xuất hiện dưới tên gọi MdCN (Missile de Croisìere Naval) và có lịch sử như sau.

Vào năm 1998, lãnh đạo Hải quân Pháp muốn mua tới 500 tên lửa hành trình Tomahawk từ Mỹ để trang bị cho các tàu khu trục và tàu ngầm tương lai của nước này, nhưng vì lý do chưa rõ ràng mà Washington đã từ chối lời đề nghị của Paris.

 

Do vậy giới chức quân sự Pháp đó đã quyết định khởi động dự án riêng của mình, đó là chế tạo tên lửa hành trình phóng từ biển với tốc độ cận âm, và họ lựa chọn sử dụng tên lửa phóng từ trên không SCALP-EG đã có sẵn.

Dự án hoán cải vũ khí được đặt tên là Naval SCALP, phạm vi phóng của tên lửa dự kiến là 1.300 - 1.400 km, việc bàn giao những quả đạn đầu tiên cho Hải quân Pháp theo kế hoạch diễn ra vào năm 2011.

Các cuộc thử nghiệm của Naval SCALP, hay còn gọi là MdCN thực sự bắt đầu vào năm 2010, và đến năm 2015, vũ khí này đã đạt đến tình trạng sẵn sàng hoạt động và dần được đưa vào trực chiến trên các tàu mặt nước và tàu ngầm của Hải quân Pháp.

 

Sự khác biệt giữa MdCN so với nguyên mẫu SCALP-EG là sự hiện diện của tầng khởi tốc sử dụng nhiên liệu rắn, mang lại tầm bay xa hơn và giúp cho đường kính thân tên lửa nhỏ hơn (để phù hợp với ống phóng ngư lôi 533 mm).

Dữ liệu chính thức về số lượng tên lửa MdCN hiện có không được công bố rộng rãi, nhưng theo một vài nguồn tin, đơn đặt hàng đã lên tới 200 quả.

Tên lửa hành trình MdCN được đặt trên các tàu ngầm hạt nhân loại Barracuda và khu trục hạm FREMM có các đặc điểm sau: Chiều dài 7 m; đường kính thân 0,5 m; trọng lượng phóng 1.400 kg, đầu đạn nặng 250 kg; tốc độ 980 km h; tầm xa lên tới 1.000 km.

 

Lịch sử xuất hiện của tên lửa hành trình tấn công mặt đất hải quân MdCN do Pháp chế tạo đã thu hút sự quan tâm lớn từ giới truyền thông, tuy nhiên thành tích chiến đấu của chúng chưa được ghi nhận.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm