Quốc tế

Nga chưa quyết định trang bị Izdeliye 30 cho Su-57

Sau khi Su-57 thực hiện thành công 16 chuyến bay với động cơ mới Izdeliye 30, Nga vẫn tuyên bố chưa có kế hoạch trang bị cho Su-57 loại động cơ này.

Nga để ngỏ 'tương lai' của tên lửa Burevestnik, ngư lôi Poseidon / Nga tính trang bị đầu đạn siêu thanh cho tên lửa "quỷ Satan"

Ông Serdyukov, chuyên viên quản lý chương trình Su-57 của Nga cho biết, chiến đấu cơ Su-57 thế hệ thứ năm triển vọng của Nga với động cơ hai kỳ Izdelie 30 vừa hoàn thành 16 chuyến bay.

"Hồi tháng 10 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm kế tiếp kiểm tra đặc tính sản phẩm ở những chế độ bay khác nhau, trong đó bao gồm cả kiểm tra hoạt động của vòi phun phản lực quay và hoạt động của hệ thống dầu trong tình trạng quá tải âm. Tổng cộng, đã hoàn thành 16 chuyến bay tại phòng thí nghiệm bay", vị quan chức này nói.

Tiêm kích Su-57.

Tiêm kích Su-57.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là dù Su-57 đã thực hiện thành công hàng loạt cuộc thử nghiệm với động cơ mới nhưng theo Serdyukov, hiện tại, Không quân Nga vẫn chỉ đang nghiên cứu khả năng tích hợp động cơ này cho máy bay. Quyết định cuối cùng vẫn chưa đưa ra.

Mặc dù vậy, phi công thử nghiệm ưu tú, anh hùng Nga Magomed Tolboev vẫn đầy tự tin tuyên bố, một khi Su-57 chính thức được trang bị Izdeliye 30, việc những tiêm kích F-22 và F-35 muốn bắt kịp tốc độ tiêm kích Nga là điều không thể nếu không bật chế độ chế độ đốt sau. Phi công Magomed Tolboev nhấn mạnh: "Chưa bao giờ, chưa có bất kỳ chiếc máy bay nào đạt tới tốc độ bay hành trình siêu âm (1600 km/h) mà không cần chuyển sang hoạt động ở chế độ đốt hậu.

Chế độ đốt hậu đi kèm tình trạng hao tốn nhiên liệu khổng lồ, trong khi Su-57 có thể đạt tới tốc độ bay hành trình siêu âm "ở định mức". Chưa một quốc gia hay công ty nào trên thế giới đạt được điều đó dù là Pháp, Anh, Roll-Royce hay Pratt & Whitney - không một ai!". Muốn đạt được vận tốc siêu âm, hầu hết các chiến đấu cơ hiện nay của Mỹ - kể cả F-22 và F-35 đều phải dùng đến tính năng đốt sau của động cơ.

Nhưng Su-57 vẫn có thể dễ dàng đạt được vận tốc này mà không cần bật chế độ đốt hậu và Nga đã thành công với nhiều lần thử nghiệm của mình. Trong thử nghiệm hồi đầu năm 2016 với Izdeliye 30, một nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57 đã leo cao với tốc độ bay 384 m/s mà không cần dùng đến tính năng đốt sau. Tiêm kích đã vượt qua chương trình thử nghiệm nhà nước, bao gồm cả vũ khí.

 

Theo Tư lệnh Không quân Nga Viktor Bondarev, dù hiện nay mẫu thử nghiệm và mô hình sản xuất hàng loạt đầu tiên của Su-57 có lắp đặt các động cơ sức đẩy 15.000 kg ở buồng đốt sau, hệ thống điều khiển kỹ thuật số và điều khiển vector lực đẩy nhưng dòng máy bay sẽ còn mạnh hơn nữa nhờ động cơ mới với 18.000 kg lực đẩy.

Hệ thống động cơ có lực đẩy mạnh mẽ và vòi phun đa hướng khiến chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Nga có tính chất năng động và linh hoạt độc đáo, cho thấy khả năng vượt trội của nó so với các chiến đấu cơ đồng hạng của Mỹ và Trung Quốc trong tương lai.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm