Quốc tế

Nga có đủ tiền tự vệ trước đòn hạt nhân 'phủ đầu'?

Hệ thống tên lửa phòng không S-500 chuẩn bị được sản xuất hàng loạt.

Ông Putin: Vũ khí Nga khiến đòn hạt nhân thành vô nghĩa / Nga biến cầu Crimea thành pháo đài bất khả xâm phạm

Nga co du tien tu ve truocdon hat nhan phu dau?
Trên ảnh: tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Тriumph (Ảnh: MOD Russia/via Globallookpress.com)

Rất nhiều khả năng là hệ thống tên lửa phòng không S-500 "Prometheus" do Tập đoàn “Almaz-Antey” thiết kế- chế tạo đã gần sẵn sàng để triển khai sản xuất hàng loạt. Nếu chúng ta tin vào những thông tin công khai chi tiết có thể tiếp cận được về các lần thử nghiệm và những khả năng tác chiến của nó trong thời gian gần đây.

Cụ thể: vào tháng 2 năm nay, Tổng công trình sư Tập đoàn “Almaz-Antey” Pavel Sozinov tuyên bố khẳng địnhcác thử nghiệm S-500 đã gần hoàn tất.

Ông cũng nói thêm rằng đây sẽ là một tổ hợp hoạt động hiệu quả và được “tin dùng” trong một phần tư thế kỷ sắp tới. Pavel Sozinov giải thích ý đó như sau (đại ý):

“Khi thiết kế S-500, chúng tôi đã cố gắng đưa ra dự báo và tính đến các khả năng phát triển phương tiện tấn công đường không- vũ trụ trong 25 năm tới và tự tin cho rằng những dự báo đó của chúng tôi về những tính năng tối đa mà các phương tiện tấn công đó có thể có trong 25 năm tới là chính xác.

Vì vậy, tôi tin rằng hệ thống của chúng tôi (S- 500) chắc chắn thừa đủ khả năng “xử lý” những phương tiện tấn công đường không- vũ trụ tuy hiện giờ vẫn chưa có, nhưng có thể sẽ có trong 5, 7 hoặc 10 năm nữa”.

 

Tiếp: vào cuối tháng 3, Tổng giám đốc Phòng Thiết kế- Chế tạo máy Tập đoàn “Almaz-Antey” Vladimir Dolbenkov cũng cho biết là những thử nghiệm các thành phần cấu thành của tổ hợp S-500 sắp kết thúc.

Ông cũng cho biết thêm: có một tiểu hệ thồng của tổ hợp S-500 “Prometheus” có tên là “Triumfator-M” được thiết kế riêng để tận dụng khả năng cơ động giải quyết các nhiệm vụ “phản ứng nhanh” trong hệ thống phòng không và hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nga.

Và cuối cùng, mới vào đầu tuần này, Cựu Tư lệnh Bộ đội Phòng không Matxcova, Đại tá Sergey Khatylev đã tiết lộ các khả năng tác chiến của tổ hợp “Prometheus”.

Có nghĩa là cung cấp thông tin về việc nó có khả năng đánh chặn những mục tiêu nào. Đại tá Khatylev cũng khẳng định là việc đưa S-500 vào trực chiến sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới của các lực lượng phòng không và phòng thủ chống tên lửa Nga.

Ông nói: “Tổ hợp S-500 được thiết kế để tiêu diệt tất cả những gì bay được- từ tốc độ bằng không đến tốc độ siêu thanh (M>5). Cả các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung cũng nằm trong diện “những mục tiêu xử lý của “Prometheus””.

 

Và thậm chí cả các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) khi đang bay ở giai đoạn cuối quỹ đạo, trong một số điều kiện nhất định, kể cả khi đang bay ở giai đoạn giữa.

Nga co du tien tu ve truocdon hat nhan phu dau?
Tổ hợp tên lửa phòng không S-500

Diện tích “phủ sóng” của tổ hợp này cũng rấtlớn. Radar phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 800 km. Mục tiêu bắt đầu bị đánh chặn từ cự ly tới 600 km và ở độ cao tới 200 km. Đại tá Khatylev nhận định :

"sau này, khi đã sản xuất được một số lượng lớn các tổ hợp S-500 tương đối lớn và cùng với việc hoàn thiện các “sản phẩm này”, chúng ta (Nga) sẽ có thể thiết lập được một hệ thống phòng thủ chống tên lửa của cả đất nước nói chung và trên cơ sở hệ thống đó- xây dựng một hệ thống phòng thủ đường không- vũ trụ trên toàn lãnh thổ LB Nga".

Quả thực, đây là một vấn đề được chúng ta quan tâm đến từ lâu. Nó xuất phát từ một thực tế là các công trình sư khi thiết kế S-500 đã không áp dụng cách tiếp cận như khi thiết kế hệ thống tên lửa phòng không “Triumph” S-400 trước đây, vì như đã biết thì điểm khác biệt quan trọng nhất của “Triumph” S-400 chính là tính đa năng của các trang bị và tính đa dạng chủng loại tên lửa.

Đặc điểm sử dụng “Triumph”- các tổ hợp phóng và khí tài hỗ trợ được sử dụng để vừa đánh chặn được mục tiêu khí động học vừa đánh chặn được mục tiêu đạn đạo.

 

Nhưng với “Prometheus”, có một sự phân công phân nhiệm rõ ràng. Có bệ phóng, tên lửa, radar và một trạm điều khiển được thiết kế chuyên để bắn hạ máy bay, máy bay lên thẳng, tên lửa hành trình (có cánh), máy bay không người lái.

Và có các trang bị và tên lửa được thiết kế chỉ để đánh chặn tên lửa đạn đạo, kiểu tên lửa khác với các mục tiêu khí động học ở chỗ là nó có quỹ đạo bay dễ dự đoán hơn, nhưng lại có tốc độ cao hơn.

Không chỉ một mình Đại tá Xergey Khatylev, còn rất nhiều chuyên gia, và không chỉ có các chuyên gia Nga, cùng nhất trí cho rằng ngoài S-500, hiện trên thế giới không có tổ hợp nào tương và S-500 thuộc lớp các tổ hợp tên lửa phòng không / chống tên lửa (đánh chặn) thế hệ mới.

Và quả thật khó để tranh cãi với quan điểm trên. Tổ hợp tên lửa phòng không THAAD Mỹ có khả năng bắn hạ thậm chí cả các vệ tinh ở quỹ đạo thấp, nhưng lại chỉ có thể đánh chặn các mục tiêu đạn đạo ngoài bầu khí quyển. Để đối phó với các máy bay, nó hoàn toàn bất lực.

Tổ hợp tên lửa phòng không “Patriot” thì đa năng hơn. Nó có một tên lửa để dánh chặn các mục tiêu khí động học và một tên lửa để đánh chặn mục tiêu đạn đạo. Tuy nhiên, cự ly và độ cao đánh chặn “không được như mong muốn”: đối với mục tiêu khí động học – lần lượt là 80 km và 25 km.

 

Nếu như “Patriot” có thể đối phó hiệu quả với các máy bay (mặc dù khả năng bắn hạ các mục tiêu khí động học của nó kém hơn nhiều không chỉ so với S-500, mà ngay cả khi so với S-400), thì với các tên lửa đạn đạo – tình hình không được ổn lắm .Dù đã mới có một phiên bản hiện đại nhất là PAC 3.

Nhưng tuyên bố cho rằng có có thể đánh chặn được cả các tên lửa (đạn đạo) tầm trung- nói như thế là quá lời. Có thể thấy rõ ‘sự bốc phét” này chỉ qua việc tổ hợp “Patriot” đã tỏ ra rất kém hiệu quả khi đánh chặn ngay các tên lửa tầm gần kiểu “Scud” không phải là hoàn thiện nhất tại Trung Đông.

Tuy nhiên, lại có khả năng tăng tính đa năng của các tổ hợp tên lửa phòng không Mỹ bằng cách kết hợp hai tổ hợp – hai trong một- “Patriot” và THAAD. Vừa có chất lượng đánh chặn các mục tiêu khí động học không tồi, vừa hiện thực hóa được chức năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Nhưng liệu những khả năng của “tổ hợp kép” đó có tương đương với các khả năng của S-500 không?

Vấn đề là ở chỗ tổ hợp “Patriot” chỉ có duy nhất một quả tên lửa để đánh chặn máy bay. Và như người ta thường nói, để sử dụng trong mọi trường hợp– còn cả với máy bay lên thẳng bay treo, tên lửa hành trình bay thấp, máy bay bay ở độ cao lớn và cả các máy bay không người lái.

Những nhược điểm của tính đa năng “thái quá” như vậy đã được bộc lộ một cách bi thảm cách đây không lâu- khi các tổ hợp “Patriot” đã không thể chặn được một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào các bể chứa dầu của Ả Rập Saudi.

 

Tổ hợp S-500 có 7 quả tên lửa khác nhau để tiêu diệt các mục tiêu khí động học khác nhau, mỗi quả tên lửa được thiết kế để tiêu diệt một kiểu mục tiêu riêng.

Với các mục tiêu đạn đạo,S-500 sử dụng hai tên lửa- tên lửa 77N6-N và tên lửa 77N6-N1 (tiếng Nga- 77Н6-Н và77Н6-Н1). Về các tên lửa này, chúng ta được biết rằng chúng có khả năng đánh chặn các tên lửa đang bay với tốc độ tới 7 km / s. Tên lửa đánh chặn của tổ hợp tên lửa phòng không THAAD Mỹ chỉ có thể đối phó hiệu quả với các mục tiêu bay với tốc độ thấp hơn gấp 2 lần - 3,5 km / s.

Những tên lửa của “Prometheus” chuyên đánh chặn các mục tiêu đạn đạo, được quy chuẩn và tích hợp với Hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Khu công nghiệp Trung tâm, bao gồm thủ đô Matxcvova và các tỉnh lân cận.

Và quả đúng khi có thêm S-500, hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nga sẽ được tăng cường sức mạnh rất đáng kể ngay trong tương lai gần.

Vào thời điểm hiện tại, Nga chỉ có (hệ thống) “Amur” là phương tiện hiệu quả nhất và duy nhất để đánh trả các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

 

Trong thành phần của “Amur” có trạm radar “Don-2N” với những tính năng có một không hai đã được nói đến nhiều và các tổ hợp tên lửa đánh chặn phóng từ hầm phóng. Các tên lửa cũng là những tên lửa rất tiên tiến đủ khả năng bắn hạ các ICBM của đối phương.

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ diện tích khu vực mà “Amur” có thể bảo vệ được lại quá nhỏ so với diện tích toàn nước Nga.

Vì vậy, khi đưa S-500 vào trực chiến trong thành phần hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện đại hóa A-235 “Nudol” (hệ thống này sắp được xây dựng hoàn chỉnh), Nga sẽ không chỉ tăng cường khả năng phòng thủ của hệ thống phòng thủ chống tên lửa, mà còn khẳng định được tiềm năng đánh chặn tên lửa xuất sắc của các tên lửa 77N6-N và 77N6-N1. V

à đây là điều hết sức quan trọng. Bởi vì sau khi đưa S-500 vào trực chiến, những “mong muốn” của đối phương tiến hành đòn tấn công hạt nhân phủ đầu sẽ càng thêm “nguội” vì họ “hiểu rất rõ” rằng đòn tấn công phủ đầu đó chắc chắn sẽ thất bại. Và khi đó, đòn tấn công trả đũa (của Nga) chắc chắn sẽ giáng xuống lãnh thổ đối phương.

Vì vậy, trong tương lai, ta (Nga) có thể hy vọng- cùng với việc sản xuất hàng loạt S-500, Nga sẽ từng bước mở rộng khu vực lãnh thổ được bảo vệ trên đất Nga bằng một chiếc ô chống tên lửa.

 

Nhưng- đúng là để sản xuất được một số lượng lớn tổ hợp "Prometheus", sẽ cần rất, rất nhiều tiền. Trong khi chính là tiền, chứ không phải chất lượng vũ khí, mới là vấn đề chính của nước Nga ngày nay.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm