Quốc tế

Nga có máy bay mang Kinzhal nhiều gấp 3 Tu-22M3M

Sau khi hoàn thành nâng cấp mới, Il-76MD trở thành cỗ máy chiến đấu đáng sợ khi vừa có thể mang bom, tên lửa siêu thanh và đánh chặn từ phía sau.

UAV Orlan-10 của Nga bị bắn hạ tại Syria / Mỹ ra “tối hậu thư” cho Thổ Nhĩ Kỳ về tên lửa S-400, Nga thừa nhận sự thật đau đớn về hệ thống Pantsir ở Syria

Ý tưởng biến Il-76MD thành cỗ máy chiến đấu đa năng hạng nặng lần đầu được Không quân Nga tiết lộ hồi đầu năm 2020.

Để mang được tên lửa Kinzhal trong khoang chứa Il-76MD - dòng tên lửa vốn được thiết kế để trang bị trên mấu treo bên ngoài thân máy bay, Không quân Nga sẽ phải phối hợp với nhà sản xuất tiến hành cải tiến một số hạng mục.

Il-76MD phô diễn khả năng diệt mục tiêu từ phía sau.

Il-76MD phô diễn khả năng diệt mục tiêu từ phía sau.

Điều đặc biệt là cùng với tên lửa siêu thanh, trong kế hoạch nâng cấp Il-76MD thành máy bay tấn công còn có sự xuất hiện của 8 quả bom P-50T. Việc sửa đổi cấu hình là hướng cho phép máy bay hoạt động trên những sân bay lạ và không được chuẩn bị trước ở vị trí gần với kẻ thủ. Dù kế hoạch cụ thể của việc hoán cải không được Nga tiết lộ nhưng nguồn tin quân sự Nga khẳng định, với tải trọng khoảng 40 tấn, Il-76MD sau khi hoán cải có thể mang được số tên lửa siêu thanh Kinzhal nhiều gấp 3 lần máy bay Tu-22M3M và gấp nhiều lần tiêm kích MiG-31.

Hiện phiên bản Il-76MD nâng cấp trang bị bom đã tiến hành một số cuộc thử nghiệm thành công khi diệt mục tiêu với độ chính xác không hề thua các cường kích chuyên dụng. Mặc dù vậy, chưa rõ thời điểm cụ thể Nga hiện thực hóa kế hoạch nâng cấp Il-76MD để mang được tên lửa Kinzhal.

Ý tưởng nâng cấp vận tải cơ thành máy bay tấn công hạng nặng vốn không phải mới. Ở phương Tây, máy bay vận tải C-130 Hercules của Lockheed Martin có vai trò thứ hai là một máy bay chiến đấu ngay từ khi nó bắt đầu đi vào phục vụ.

Tuy nhiên, khác biệt rất lớn giữa Il-76MD so với C-130 là cùng với khả năng mang bom đạn thông thường, vận tải cơ Nga có thể mang theo khoảng 12 quả tên lửa Kinzhal tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 10.

 

Việc cho vận tải cơ thành máy bay tấn công sẽ tạo ra những rủi ro rất lớn trong tác chiến hiện đại, bởi các hệ thống phòng không vác vai hay trực thăng có vũ trang cũng có thể dễ dàng tham gia đánh chặn máy bay vận tải Il-76MD khi mà nó còn chưa kịp cắt bom vào mục tiêu.

Nhưng Không quân Nga khẳng định, một khi phiên bản chiến đấu của Il-76MD chính thức hoạt động, máy bay này sẽ được tích hợp hệ thống đối kháng điện tử để vô hiệu đòn tấn công từ mặt đất của đối phương bằng những tên lửa được dẫn đường bởi hệ thống quang điện tử.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm