Quốc tế

Nga đánh bại kế hoạch quân sự hóa không gian của Mỹ

Những hệ thống tên lửa phòng không tối tân của Nga được cho là sẽ làm mất tác dụng đối với vũ khí không gian do Mỹ chế tạo.

4 tháng đầu năm 2021, Nga phát hiện 30.000 vật thể không gian / Những lần Đại quân của Napoleon thua trận trước quân đội Nga

Trở lại năm 1967, Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh đã ký "Hiệp ước về các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc thăm dò và sử dụng không gian bên ngoài", trong đó cấm sử dụng không gian vũ trụ để triển khai vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ điều gì khác. Sau đó, 110 nước khác đã tham gia hiệp định.

>> Xem thêm: Pháp thử vũ khí siêu thanh, vượt qua đồng minh Mỹ

Tuy nhiên rõ ràng Washington đã có những kế hoạch khác. Năm 1983, Tổng thống Reagan tuyên bố khởi động Sáng kiến ​​Phòng thủ Chiến lược dài hạn. Bản kế hoạch này liên quan đến việc triển khai những vũ khí phòng thủ và sau đó là tấn công trên quỹ đạo trái đất.

>> Xem thêm: Báo Mỹ chê đạn thanh xuyên 3BM-60 Nga

Washington tính toán cho rằng Liên Xô gặp phải "sự lạc hậu về công nghệ" sẽ không thể làm được như vậy, Hoa Kỳ sẽ có thể thoát ra khỏi "bàn tay ràng buộc" của hiệp ước, và từ tạo lập thế mạnh để áp đặt ý muốn của mình đối với toàn thế giới.

Nga danh bai ke hoach quan su hoa khong gian cua My
Mỹ đã có tham vọng quân sự hóa không gian vũ trụ từ rất lâu.

Theo trang Reporter của Nga, may mắn thay, tính toán của những người Mỹ "quỷ quyệt" hóa ra lại sai lầm. Tư lệnh lực lượng vũ trụ Mỹ - Thiếu tướng John Raymond mới đây cho biết, Nga và Trung Quốc đều đã có vũ khí với khả năng theo dõi và vô hiệu hóa các vệ tinh của Mỹ.

>> Xem thêm: Chuyên gia chỉ rõ hệ thống tên lửa khiến Mỹ sợ nhất

Giới chuyên gia quân sự và nhiều nhà phân tích tại Moskva cho rằng trong trường hợp này, nhận xét của vị chỉ huy Quân đội Mỹ hoàn toàn đúng.

Để phát hiện các vật thể không gian ở độ cao lên đến 8 nghìn km, Nga có trong tay các đài radar như Don-2N và Voronezh. Phạm vi phát hiện mục tiêu không gian thậm chí còn được nối dài hơn nhiều thông qua vệ tinh Kosmos-2542.

>> Xem thêm: Tại sao Ai Cập phải mua MiG-29M của Nga khi đã có F-16C của Mỹ?

 

Đồng thời Nga cũng sở hữu nhiều phương tiện đủ sức "loại bỏ" mối đe dọa từ không gian. Các tổ hợp tên lửa phòng khong S-500 và A-235 Nudol cũng như vũ khí laser Peresvet đang được vận hành thử nghiệm sẽ có thể tiêu diệt vũ khí của đối phương bố trí trên quỹ đạo.

Như vậy với tiềm lực quân sự và khoa học kỹ thuật của mình, Nga thực sự đã “vô hiệu hóa” kế hoạch quân sự hóa không gian vũ trụ của Mỹ, qua đó góp phần gìn giữ hòa bình trên toàn hành tinh, trang Reporter kết luận.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm