Tại sao Ai Cập phải mua MiG-29M của Nga khi đã có F-16C của Mỹ?
Không quân Ai Cập tấn công sát biên giới Libya / Tổng thống Ai Cập nói về khả năng chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ
Ai Cập chuyển hướng mua lại vũ khí Nga
Kể từ khi lật đổ chính phủ Hồi giáo liên kết với phương Tây vào năm 2013, các lực lượng vũ trang của Ai Cập đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ và hướng tới hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với Nga.
Mặc dù việc Ai Cập mua các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga, như S-300V4 và BuK-M2 ít gây bất ngờ, vì phương Tây không có những vũ khí nào có khả năng tương tự; thì việc mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư MiG-29M được nhiều nhà phân tích đánh giá là hoàn toàn bất ngờ.
Loại máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ, tương đương với MiG-29 của Nga là F-16C của Mỹ, hiện Ai Cập đã trang bị trên 200 chiếc. Nên nhớ rằng, hai loại chiến đấu cơ này là địch thủ của nhau trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Về cơ bản, MiG-29M dường như không thể hiện thêm bất kỳ tính năng mới nào, mặc dù nó nhanh hơn, linh hoạt hơn và bay cao hơn F-16; nhưng việc trang bị một loại máy bay khác hệ, sẽ làm phức tạp việc bảo trì phi đội, vì nó là loại máy bay chiến đấu hoàn toàn mới của Ai Cập.
Điều này đặt ra câu hỏi, tại sao Ai Cập lại mua MiG-29, khi nước này đã có một phi đội máy bay cùng thế hệ và có tính năng thậm chí là hơn?
Thân phận của "đồng minh cấp thấp"
Tuy nhiên nếu đánh giá kỹ hơn về hoàn cảnh mua MiG-29M của Ai Cập sẽ cho thấy, lý do tại sao họ lại mua loại máy bay này.
Kể từ giữa những năm 1970, khi Ai Cập chấm dứt quan hệ đối tác quốc phòng với Liên Xô và chuyển hướng sang thân phương Tây; tuy nhiên Ai Cập đã bị từ chối tiếp cận với các máy bay chiến đấu tiên tiến như F-15 Eagle và F-14 Tomcat. Lý do là vị thế của Ai Cập chỉ là một đồng minh "cấp thấp".
Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ai Cập.
Các đối tác đồng minh "cấp cao" hơn của Mỹ, như Nhật Bản, Iran, Ả Rập Xê-út và Israel… đều mua các máy bay chiến đấu phản lực có tính năng cao hơn, đặt Ai Cập vào thế bất lợi rõ rệt so với các nước láng giềng.
Chưa hết, để giữ cho "đồng minh ruột" Israel, chiếm lợi thế tuyệt đối trong khu vực, Ai Cập cũng bị cấm mua các loại vũ khí tiên tiến cho phi đội F-16 của họ, cụ thể là tên lửa không đối không AIM-120.
Có nghĩa là vào cuối những năm 1990, khả năng không chiến của Ai Cập đã rất lạc hậu, không thể đủ sức chống lại các đối thủ như Israel; vốn có thể dễ dàng vô hiệu hóa, các tên lửa AIM-7 cũ hơn, được trang bị trên F-16 của Ai Cập, bằng các hệ thống tác chiến điện tử.
Hơn nữa, Ai Cập rất dễ bị tổn thương bởi việc cắt giảm các bộ phận và nguồn cung cấp từ Mỹ. Bài học Washington sẵn sàng đóng băng các bộ phận, đã được thấy vào năm 2013, do không hài lòng với việc lật đổ chính phủ Anh em Hồi giáo thân phương Tây.
Những bộ phận bị đóng băng như vậy, đã từng làm "điêu đứng" một số khách hàng quốc phòng của Mỹ, như Indonesia và Pakistan trong quá khứ; đồng thời đe dọa phi đội F-16 của Ai Cập, mất khả năng hoạt động, trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
MiG-29 tại thời điểm Ai Cập mua, là loại máy bay chiến đấu cũ nhất và kém hiện đại nhất của Nga, đang được sản xuất. Nhưng khi so sánh cụ thể với máy bay chiến đấu của Mỹ, MiG-29M lại là một bản nâng cấp lớn so với F-16C.
Mặc dù kém hiện đại hơn so với F-16C, nhưng MiG-29M lại không bị cắt bớt tính năng chiến đấu; do đó, khi Ai Cập sở hữu MiG-29M, sẽ có cơ hội sử dụng tên lửa không đối không tầm xa R-27ER và R-77. Như vậy, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, MiG-29M đã cung cấp cho Ai Cập khả năng không chiến tương đương Không quân Israel.
Hơn nữa, không giống như nước láng giềng Syria, Libya và Sudan cũng sở hữu MiG-29, nhưng sử dụng khung thân máy bay được chế tạo từ thời Liên Xô (nhưng đã được nâng cấp). Còn phiên bản MiG-29M của Ai Cập, là biến thể có khả năng tốt nhất của dòng MiG-29.
Tiêm kích MiG-29 và F-16 của Không quân Ai Cập
Mặc dù hình dáng khí động học của MiG-29M không có nhiều thay đổi, nhưng khung thân máy bay sử dụng đáng kể vật liệu composite, dung tích bình nhiên liệu lớn hơn, động cơ mạnh hơn; trang bị radar và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại hơn nhiều. Chất lượng chế tạo của những chiếc MiG-29M, cũng cao hơn nhiều so với những mẫu MiG-29 cũ.
Việc mua MiG-29M cũng đã tạo tiền đề cho việc Ai Cập tiếp tục mua các máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga trong tương lai. Đáng chú ý nhất là máy bay chiến đấu hạng trung MiG-35 thế hệ 4 , sử dụng cơ sở hạ tầng bảo dưỡng tương tự như MiG-29M.
Ai Cập được Nga coi là khách hàng "đặc biệt" của loại máy bay này, vì nó cũng có chi phí vận hành và yêu cầu bảo dưỡng thấp, nên khả năng Ai Cập mua sắm với số lượng lớn là rất cao.
Ai Cập cũng đã đặt hàng tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-35 vào năm 2018, loại máy bay này sẽ được sử dụng nhiều loại vũ khí tương tự như MiG-29M và có khả năng phối hợp hoạt động cùng nhau theo hình thức chiến thuật phối hợp cao-thấp, xa-gần.
Máy bay chiến đấu hạng nặng mới như Su-35, sẽ cung cấp cho Ai Cập khả năng chiếm ưu thế trên không, mà nước này đã tìm kiếm từ những năm 1970, với nỗ lực mua F-15, nhưng đã bị Mỹ từ chối.
Su-35 là loại chiến đấu cơ hạng nặng như F-15 và cũng là địch thủ của nhau, nhưng Su-35 hiện đại hơn nhiều. Với tư cách là máy bay chiến đấu thế hệ 4 và được coi là máy bay chiến đấu có khả năng nhất trên lục địa châu Phi hiện nay; điều này sẽ tạo cho Ai Cập một lợi thế đáng kể.
MiG-29M chỉ đứng sau Su-35 về hiệu suất tổng thể trong Không quân Ai Cập và việc mua nó được cho là đã đánh dấu sự khởi đầu của quá trình khôi phục tiềm năng của một cường quốc quân sự thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo