Nga hãnh diện về hệ thống phòng thủ đánh chặn tên lửa đối phương chỉ trong… 1 phút
Thiếu tướng Sergei Grabchuk, chỉ huy Lực lượng phòng thủ tên lửa Moscow tiết lộ, một khi đối phương tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa, Lực lượng phòng không Moscow sẽ đánh chặn và tiêu diệt tên lửa của đối phương trong thời gian chưa đầy một phút.
Mỹ khoe 'bẻ khóa' được S-400 Nga tại Kaliningrad? / Nga sản xuất loạt Su-34 phiên bản mới mạnh ngang F-16
Hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa bảo vệ thủ đô Moscow của Nga là một trong những hệ thống đánh chặn hiện đại nhất trên thế giới; bao gồm các bệ phóng tên lửa phòng không dày đặc, hệ thống đánh chặn tên lửa tầm cao và trạm radar hình chóp cụt tứ diện độc đáo, công suất đủ mạnh để phát hiện các vụ phóng tên lửa nhằm vào nước Nga.
Về nguyên tắc hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga, trước hết mạng lưới phát hiện tên lửa toàn cầu của Nga, sẽ tính toán các mục tiêu dự kiến của tên lửa đối phương (mục tiêu thật và giả) với tốc độ đến 7 km mỗi giây, di chuyển về phía Thủ đô Moscow.
Những thông tin về tên lửa địch được cảnh báo sớm từ khi tên lửa rời bệ phóng và được theo dõi bởi nhiều trạm radar khác nhau, đặt khắp trên lãnh thổ Nga; nếu tên lửa địch hướng tới mục tiêu là Thủ đô Moscow, thì hệ thống cảnh báo sớm sẽ tự động kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa và chuyển hệ thống sang trạng thái chiến đấu.
Thời gian chuyển sang trạng thái chiến đấu hoàn toàn của hệ thống phòng thủ tên lửa mất hàng chục phút. Việc lựa chọn mục tiêu được thực hiện khi tên lửa địch cách Thủ đô Moscow trong phạm vi vài nghìn km. Đồng thời, nhiệm vụ phân tích đầu đạn thật cũng đầu đạn giả được cập nhật liên tục, sau đó tên lửa đánh chặn được phóng đi và dẫn tên lửa đến mục tiêu.
Tướng Grabchuk cũng cung cấp một số thông tin về radar Don-2N, đây là loại radar phòng thủ tên lửa quy mô lớn và cảnh báo sớm bên ngoài Moscow, và là thành phần quan trọng của hệ thống tên lửa chống đạn đạo A-135.
Radar Don-2N có thể phát hiện các mục tiêu tên lửa đạn đạo, xác định tọa độ của chúng, phân tích thành phần của các mục tiêu lớn và phức tạp; đồng thời cung cấp thông tin cho các tên lửa đánh chặn. Don-2N có thể đồng thời cung cấp tín hiệu tình báo radar trong phạm vi phủ sóng cách vài nghìn km.
Tại khu thử nghiệm Sarishagan ở nước Cộng hòa Kazakhstan, các đơn vị phòng không và tên lửa phòng không Nga đã thực hiện thành công một cuộc thử nghiệm, khi dùng một tên lửa đạn đạo hiện đại làm mục tiêu để thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nga.
Radar Don-2N có thể phân biệt được mục tiêu là tên lửa thật và các mồi bẫy cũng như khả năng chống nhiễu cao; theo Tướng Grabchuk, Don-2N "không có hệ thống tương tự trên thế giới".
Ngoài việc phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo, hệ thống Don-2N trong thời bình còn được sử dụng để giám sát không gian, phát hiện và theo dõi các vật thể trong vũ trụ, thu thập thông tin khác nhau và xác định quỹ đạo vệ tinh, giúp đảm bảo cho Trạm vũ trụ quốc tế cũng như các tàu vũ trụ khác hoạt động.
Hệ thống cảnh báo sớm dày đặc của Nga bao gồm các hệ thống radar cảnh báo sớm trên mặt đất (bao gồm các hệ thống radar Don-2N, Daryl, Volga và Voronezh) và nhóm vệ tinh trên không gian trong quỹ đạo hình elip và quỹ đạo địa tĩnh, kịp thời phát hiện các vụ phóng tên lửa trên phạm vi toàn cầu.
Giữ vai trò xương sống trong hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Thủ đô Moscow là tên lửa đánh chặn tầm cao A-135; ngoài ra Nga còn có hàng trăm hệ thống phòng không S-300 và S-400 bố trí khắp lãnh thổ, cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Trong vài năm tới, tên lửa A-135 dự kiến sẽ được thay thế bằng tên lửa A-235 Nudor; hệ thống A-235 được phát triển từ thời Liên Xô, nhưng đã bị bỏ rơi vào những năm 1990 và được khởi động lại vào năm 2011. Mặc dù thông tin công khai về tính năng của nó vẫn còn trong phạm vi bảo mật, hệ thống mới dự kiến sẽ có phạm vi xa hơn và độ chính xác cao hơn.
Cùng với hệ thống A-235, Nga sẽ sản xuất hệ thống phòng không tầm cao S-500, bổ sung cho hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có. Hệ thống S-500 có khả năng tiêu diệt tối đa 10 mục tiêu đạn đạo cùng lúc và thậm chí là mục tiêu là tên lửa siêu vượt âm, mà hiện nay chưa có phương tiện nào có thể đánh chặn được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo