Nga hé lộ thông tin về MiG-41 và tiêm kích thế hệ 6 tuyệt mật
Số phận hai dự án vũ khí đầy tham vọng của Nga là tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-41 và chiến đấu cơ tàng hình không người lái thế hệ 6 là vấn đề thu hút sự quan tâm sâu sắc từ báo chí quốc tế.
Nga lần đầu hé lộ đơn giá của tổ hợp S-500 Prometheus / Israel cảnh báo lực lượng Nga có thể phải hứng chịu "đạn lạc"
Hiện tại vẫn gần như thiếu hoàn toàn thông tin về sự phát triển của tiêm kích đánh chặn tàng hình thế hệ mới nhất đang được Nga phát triển nhằm mục đích thay thế cho chiếc MiG-31.
Tuy vậy theo thông tin sơ bộ, chúng ta đang nói về chiếc PAK DP - hay còn được gọi bằng cái tên MiG-41, các nhà thiết kế của nó cho biết quá trình chế tạo loại máy bay này đang diễn ra.
Ông Ilya Tarasenko - Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) - đơn vị quản lý MiG và Sukhoi mới đây đã tiết lộ một vài thông tin rất đáng chú ý.
Cụ thể là trên cơ sở máy bay chiến đấu MiG-31, họ sẽ tạo ra một tổ hợp tiêm kích đánh chặn tầm xa đầy hứa hẹn (PAK DP). Ông Tarasenko còn lưu ý đến sự độc đáo của MiG-31, vốn không có điểm tương đồng trên thế giới.
Nhà lãnh đạo UAC nói thêm, ủy ban đặc biệt của Bộ Quốc phòng Nga đã chọn dự án hứa hẹn nhất, được tạo ra như một phần của quá trình nghiên cứu phát triển. Công việc đang diễn ra khẩn trương và sẽ hoàn thành đúng hạn.
Hiện tại chưa rõ khi nào MiG-41 sẽ được hoàn thành, nhưng trước đây có thông tin cho rằng mốc thời gian là năm 2028 khi MiG-31 hết hạn sử dụng. Nhưng căn cứ vào tiến độ của chiếc Su-57 thì thời hạn trên bị cho là thiếu tính khả thi.
Một tiêm kích đánh chặn như MiG-41 ngoài đặc tính tàng hình thì còn phải có tốc độ cực cao (khoảng Mach 4,5) và tầm hoạt động rất rộng không thua kém MiG-31, đây là yêu cầu vô cùng phức tạp và không dễ vượt qua.
Ngoài chiếc MiG-41, ông Tarasenko còn tiết lộ, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 mới nhất của Nga cũng đang được phát triển bởi hai nhà sản xuất hàng đầu nước này là Sukhoi và MiG.
Mỗi nhà phát triển đều có ý tưởng riêng liên quan đến việc tạo ra chiếc tiêm kích thế hệ thứ 6, nhưng sẽ được hợp nhất thành dự án duy nhất, có khả năng cung cấp một phương tiện chiến đấu mạnh mẽ và độc đáo.
Tổng giám đốc UAC cho rằng hai cơ sở nghiên cứu của MiG và Sukhoi nên tập hợp những thành tựu tốt nhất để phục vụ công việc tạo ra một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.
Với tiềm năng lớn, dự án này được kỳ vọng có thể tạo ra bước đột phá cực kỳ đáng kể, mang lại ưu thế vượt trội hoặc chí ít là không để Nga bị tụt hậu trước những đối thủ như Mỹ hay Trung Quốc.
Theo ông Tarasenko, Nga đã thử nghiệm một số hệ thống riêng lẻ dự kiến trang bị cho tiêm kích thế hệ thứ 6 của mình dựa trên Su- 57, điều này đã được thông báo trước đây.
Chính xác thiết kế nào sẽ là phương tiện chiến đấu thế hệ tiếp theo vẫn chưa được biết, tuy nhiên căn cứ theo các nguồn mở thì nó sẽ sớm ra mắt trong tương lai gần.
Tiêm kích thế hệ thứ 6 ngoài khả năng tàng hình thì còn được yêu cầu trang bị trí thông minh nhân tạo, giúp nó tự vận hành mà không cần phi công điều khiển, cho nên công việc còn phức tạp hơn nhiều so với dự án MiG-41.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo