Nga "ngây thơ" khi tin vào lời hứa hẹn của người Mỹ về START-3?
Mỹ run tay xé bỏ New START với Nga / Số phận của START-3 có thể được định đoạt trong năm 2020?
Tên lửa vượt siêu thanh Avangard của Nga. Nguồn: Huanqiu. |
Hãng thông tấn Spunik (Nga) cho biết, theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, từ tháng 9/2019 đến nay, Nga đã hủy bỏ 100 đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí hạt nhân của mình, trong khi đó Mỹ chỉ giảm 3 đầu đạn.
Theo thông tin được công bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, tính đến ngày 1/3, Nga đã triển khai 485 tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo chiến thuật trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng (tháng 9/2019 là 513 tên lửa), còn Mỹ có 655 tên lửa đạn đạo (tháng 9/2019 có 668 tên lửa). Trên các tên lửa này, Nga có 1.326 đầu đạn hạt nhân (tháng 9/2019 có 1.426 đầu đạn). Mỹ có 1.373 đầu đạn (tháng 9/2019 có 1.376 đầu đạn). Ngoài ra, Nga có 754 bệ phóng (tháng 9/2019 có 757 bệ phóng) và Mỹ có 800 bệ phóng (số lượng không thay đổi kể từ tháng 9/2019).
Đầu đạn hạt nhân được trang bị trên tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nguồn: Huanqiu. |
Nga và Mỹ đã cho phép kiểm tra kho vũ khí hạt nhân của nhau trong khuôn khổ Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START), có hiệu lực từ năm 2011. Theo thỏa thuận, hai bên có nghĩa vụ giới hạn lực lượng vũ trang của mình ở 700 phương tiện vận chuyển vũ khí hạt nhân, 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng.
Hiện nay, Nga và Mỹ cũng đã ngừng mọi hoạt động thanh tra song phương theo khuôn khổ New START do sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. “Mỹ và Nga đã đồng ý ngừng thanh tra theo quy định của New START cho tới ngày 1/5. Ủy ban tham vấn song phương (BCC) cũng hủy bỏ cuộc họp lên kế hoạch diễn ra vào tháng 3 do tình hình dịch bệnh Covid-19”, giám đốc Hiệp hội kiểm soát vũ khí Mỹ Daryk Kimball cho hay.
Đại sứ Mỹ tại Nga Daryk Kimball. Nguồn: Huanqiu. |
New START hiện là hiệp ước kiểm soát vũ khí duy nhất giữa Mỹ và Nga, Hiệp ước này sẽ hết hạn vào năm 2021. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một số yêu cầu đối với Nga về những "át chủ bài" của Moscow, bao gồm tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat và một số loại vũ khí tối tân khác liên quan đến hiệp ước START-3 dự kiến sẽ được ký kết trong tương lai. Tuy nhiên, với tình trạng như hiện nay, dù Nga đã bày tỏ “thành ý” nhưng Mỹ khó có khả năng tiếp tục gia hạn Hiệp ước.
Một số chuyên gia Mỹ cho rằng, Mỹ khó có khả năng tiến hành gia hạn thỏa thuận sẽ hết hạn vào tháng 2/2021. Theo chiến lược của Mỹ, trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực, Lầu Năm góc yêu cầu phải tiêu diệt 70% tên lửa của Nga ở giai đoạn chúng mới được phóng đi. Chính vì mục đích này mà các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ngày càng tiến gần đến biên giới Nga.
Tên lửa RS-28 Sarmat của Nga. Nguồn: Huanqiu. |
Theo tính toán của Mỹ, 20% tổng số tên lửa đạn đạo còn lại của Nga phải bị phá hủy trên quỹ đạo, điều này phức tạp hơn nhiều. Các cơ sở còn lại trở thành mục tiêu tấn công như những thành phố lớn hay các khu vực khác sẽ được bảo vệ bởi tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm cao cuối cùng, nhưng hiệu quả của phương pháp này chỉ là 42%.
Một vấn đề nữa đặt ra đó là, Mỹ yêu cầu Nga đưa tên lửa đạn đạo nhiệt hạch hạng nặng RS-28 Sarmat, tên lửa siêu thanh Avangarg và ngư lôi hạt nhân tự hành Poseidon vào START-3. Mặc dù Nga tuyên bố đồng ý, nhưng dường như người Mỹ không mấy tin tưởng vào tuyên bố này của Nga, do việc đưa những vũ khí này vào Hiệp ước cắt giảm cũng đồng nghĩa với việc sức mạnh răn đe của Nga bị cắt giảm hơn một nửa.
Ngư lôi hạt nhân tự hành Poseidon. Nguồn: Huanqiu. |
Ngoài ra, Mỹ đang muốn vận động Trung Quốc tham gia Hiệp ước này và cũng gây sức ép với Nga để thuyết phục Bắc Kinh. Điều này đã được Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan tiếp tục xác nhận trong tháng 3/2020. Ông cho biết, Mỹ đang cố gắng vận động Trung Quốc tham gia đàm phán về việc cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược và tin rằng phía Nga không phản đối ý kiến này.
Ông Sullivan nhấn mạnh, Chiến lược an ninh của Mỹ cho rằng việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong thời gian gần đây đang đặt ra thách thức đối với Hoa Kỳ. Do đó, “chúng tôi đang tích cực thúc đẩy Trung Quốc tham gia vào cuộc đàm phán này”. Tuyên nhiên, về phía Bắc Kinh thì dường như việc tham gia vào START-3 là “điều không tưởng”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo