Quốc tế

Sức mạnh Sarmat buộc Mỹ phải ngồi bàn về START-3

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat được xem như vũ khí chiến lược có sức nặng hàng đầu của Quân đội Nga trong "bình minh" thế kỷ 21.

Phục kích máy bay Mỹ bằng súng chống tăng B-41, quân khủng bố phạm phải sai lầm chết người / Estonia tiếp nhận tên lửa chống tăng của Mỹ

Trước thềm cuộc đàm phán về việc cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra một số yêu cầu đối với Nga về những "át chủ bài" của Moskva, bao gồm tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat và một số loại vũ khí tối tân khác liên quan đến hiệp ước START-3 dự kiến sẽ được ký kết trong tương lai.

Nhưng điều gì đã khiến những người Mỹ từng tự hào rằng họ sẽ không thay đổi suy nghĩ về sự thiếu hiệu quả của việc gia hạn thỏa thuận sẽ hết hạn vào tháng 2 năm 2021 phải đảo ngược quan điểm của mình?

Vấn đề là chiến lược của Mỹ, trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực, họ quy định cần phải tiêu diệt 70% tên lửa của Nga ở giai đoạn chúng mới được phóng đi. Chính vì mục đích này mà các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ngày càng tiến gần đến biên giới Nga.

Theo tính toán của Mỹ, 20% tổng số tên lửa đạn đạo còn lại của Nga phải bị phá hủy trên quỹ đạo, điều này phức tạp hơn nhiều.

Các cơ sở còn lại trở thành mục tiêu tấn công như những thành phố lớn hay các khu vực khác sẽ được bảo vệ bởi tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm cao cuối cùng, nhưng hiệu quả của phương pháp này chỉ là 42%.

Suc manh Sarmat buoc My phai ngoi ban ve START-3
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga

Chiến thuật của Mỹ được mô tả ở trên có thể được coi là hiệu quả nếu không có sự xuất hiện của tên lửa liên lục địa mạnh nhất RS-28 Sarmat. Cần lưu ý rằng quá trình tăng tốc chủ động của một tên lửa kết thúc trong khu vực phòng không của chính nó, điều đó có nghĩa là không thể phá hủy nó ở giai đoạn này.

Ngoài ra sự hiện diện của đầu đạn dạng tàu lượn cơ động siêu thanh Avangard, tốc độ lên tới Mach 27, khiến hệ thống phòng không Mỹ không thể đánh chặn.

Chính vì lý do trên, nhiều chuyên gia Mỹ đã buộc phải thừa nhận rằng Hoa Kỳ ngày nay không có cách nào để chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga.

Hơn nữa "phương thuốc" tối ưu dường như không thể tìm thấy trong vòng 15 năm tới. Vì vậy, các đối tác của Mỹ ở phương Tây và chính Washington đã quyết định rằng phải quay trở lại bàn đàm phán ngoại giao.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm