Nga nhận EW khiến tên lửa hành trình lạc lối
Thổ sẵn sàng đưa vũ khí thế chỗ Patriot vào vận hành / Tên lửa phòng không SM-6 - ứng viên phần tử đánh chặn vũ khí siêu thanh
Tuyên bố được Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov đưa ra khi nói về lực lượng tác chiến điện tử Nga: "Bằng nỗ lực chung của Bộ Quốc phòng Nga, các tổ hợp khoa học và quốc phòng-công nghiệp, ở tất cả các cấp chỉ huy và kiểm soát, kể từ năm 2015 đã chế tạo được những hệ thống gây nhiễu và chống nhiễu hiện đại trên mặt đất, trên không và trên biển, nhiều hệ thống không có gì tương tự trên thế giới", ông Borisov nói.
Ông cho biết, Nga đã sáng chế 19 tổ hợp thiết bị tác chiến điện tử tối tân, bao gồm cả các phương tiện mang đường không. Trong số các tổ hợp công nghệ tiên tiến hơn cả, ông Borisov lưu ý đến các tổ hợp Palantin và Tirada.
Tác chiến điện tử Nga. |
"Có thể nói không hề phóng đại rằng sức mạnh của những tổ hợp này là độc đáo duy nhất, có khả năng tác động đến nhiều loại phương tiện vô tuyến điện tử, đảm bảo ngăn chặn hoạt động của quân đội và hệ thống điều khiển vũ khí của đối phương, cũng như che chắn bảo vệ các chủ thể quân sự và Nhà nước quan trọng khỏi những đòn tấn công từ các phương tiện hiện đại", Phó Thủ tướng Yuri Borisov cho biết thêm.
Căn cứ vào kế hoạch trang bị được Nga công bố trước đó, những hệ thống Palantin đầu tiên đã được trang bị cho Quân khu phía Tây.
Tại đây, những tổ hợp Palantin sẽ thực hiện nhiệm vụ áp chế các hệ thống liên lạc vô tuyến, can thiệp vào hệ thống dẫn đường của tên lửa hành trình của đối phương khiến chúng mất phương hướng cũng như tiến hành trinh sát-tình báo điện tử.
Ngoài ra, tổ hợp này có chức năng phân chia-tích hợp, tức là có thể nối kết những tổ hợp chiến tranh điện tử thông minh khác nhau vào trong một mạng hoạt động thống nhất, giúp nâng cao đáng kể hiệu quả ứng dụng.
Tác chiến điện tử hiện còn được gọi là Chiến tranh phi tiếp xúc. Khái niệm này được hiểu như một cuộc chiến tranh không tuyên bố, một lực lượng tác chiến có thể tấn công nhiều đối phương trong cùng một thời điểm, hoặc nhiều đối tượng cùng tấn công một đối phương trong nhiều tầng không gian chiến tranh, gây tổn thất nặng nề cho đối phương trước khi cuộc xung đột xảy ra cụ thể.
Trong chiến tranh hiện đại, tác chiến điện tử với 2 nhiệm vụ chủ yếu gồm: Trinh sát, bảo vệ hệ thống điện tử và chế áp hệ thống điện tử. Trong đó, trinh sát điện tử là dùng các phương tiện điện tử để trinh sát quân sự với 6 hình thức, đó là:
Trinh sát vô tuyến điện; trinh sát vô tuyến truyền hình; trinh sát ảnh nhiệt - hồng ngoại; trinh sát radar; trinh sát âm thanh; trinh sát thủy âm, được tiến hành từ trên không bằng máy bay, trên vũ trụ bằng vệ tinh, trên mặt đất, trên biển bằng hệ thống radar, quan trắc, tàu thuyền và trong lòng biển bằng các phao thủy âm, radar sonar...
Hiện Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa hệ thống trinh sát điện tử vào hoạt động. Và dù cùng thuộc loại hình tác chiến điện tử nhưng chế áp điện tử lại có khác biệt lớn với trinh sát điện tử.
Chế áp điện tử là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm 2 hình thức tiến hành là chế áp cứng và chế áp mềm. Chế áp cứng là phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác.
Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện điện tử của đối phương với các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả…
Có thể nói, tác chiến điện tử trong chiến tranh hiện đại là bài toán của lực lượng được trang bị khiến đối tượng bị tấn công gần như không thể đối phó và Nga được đánh giá đang đi đầu trong lĩnh vực này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo