Quốc tế

Nga nói gì về nỗi lo bị cắt cáp của Anh?

Đại sứ quán Nga tại Anh phản ứng một cách đầy hài hước về mối lo của người Anh về việc có thể bị tàu ngầm Nga cắt cáp viễn thông.

Chuyên gia Nga: Mỹ phóng AGM-183A thất bại là chuyện bình thường / Chiến đấu cơ Nga khiến không quân Algeria mạnh nhất khu vực

Tờ The Sun và một số tờ báo khác của Anh mới đây đã đăng một bài viết thu hút nhiều bình luận. Trong đó đề cập rằng, "đội tàu ngầm bí mật của Nga" có thể "làm tê liệt" và "hỗn loạn" Vương quốc Anh bằng cách cắt cáp Internet dưới biển.

Theo nội dung bài viết, đội tàu này được cho là lập ra để giáng đòn "gây hậu quả thảm khốc" cho phương Tây trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Nga noi gi ve noi lo bi cat cap cua Anh?
Mô phỏng hoạt động của tàu ngầm Losharik.

Ngay trước bài viết của The Sun, đích thân cựu Tổng tư lệnh Không quân Stuart Peach thuộc Bộ Quốc Phòng Anh cũng nói rằng, với những chiếc tàu ngầm tối tân hàng đầu thế giới, Hải quân Nga có thể dễ dàng nghe lén hoặc cắt cáp và điều này có thể gây ra hậu quả khủng khiếp với người Anh.

Tuyên bố này được Stuart Peach đưa ra khi phát biểu tại trước khán giả tại Viện Dịch vụ Hoàng gia Anh ở London, Anh rằng mối đe dọa của Hải quân Nga hiện đại hóa với tàu ngầm thông thường và tàu ngầm hạt nhân đang tạo ra "một nguy cơ mới đối với cuộc sống của chúng tôi".

Phản ứng với những thông tin này, Đại sứ quán Nga tại Anh phản ứng một cách hài hước: "Thế đấy, truyền thông và quan chức Anh đã đi đến kết luận cuối cùng về Nga, vốn được cho là sở hữu công cụ có khả năng cắt cáp… Đừng quên đến vệ tinh. Hãy suy nghĩ toàn diện một chút đi".

Sau đó, nhân viên ngoại giao đăng thêm một bức ảnh với con cá mập đang cắn dây, và kèm theo lời bình luận dưới hình ảnh: "Đủ rồi, đừng dọa người khác nữa".

Dù mối lo lắng của người Anh đã bị Nga phản ứng theo kiểu hài hước nhưng với trang bị hiện có của Nga, sự lo lắng của Anh hoàn toàn có cơ sở. Bởi hiện Nga có những tàu ngầm do thám hết sức bí ẩn, được cải tiến trên cơ sở những tàu ngầm hạt nhân không lồ, có độ lặn siêu sâu, ví dụ như Losharik.

 

Theo thông tin được công bố, tàu ngầm hạt nhân bí ẩn AS-12 của Nga có tên tiếng Anh là Losharik, được tái chế tạo trong khuôn khổ kế hoạch 210 (Project 210) tuyệt mật của Bộ Quốc phòng Nga. Losharik thường được Nga gọi là tàu lặn, trên thực tế là tàu ngầm hạt nhân được NATO định danh là NORSUB-5.

Hồi cuối tháng 9/2012, tàu lặn Losharik cũng đã tham gia chuyến thăm dò đáy Bắc Cực và thu thập mẫu vật địa chất. Nhờ chế tạo bằng vật liệu Titanium và thiết kế các khoang thân hình cầu độc đáo khả năng lặn sâu tới hơn 6000m - một con số kỷ lục với các loại tàu ngầm.

Ngoài việc là một con tàu ngầm có tính năng lặn siêu sâu, Losharik còn có rất nhiều điều bí ẩn trong lĩnh vực quân sự mà rất ít người có thể biết được. Đó mới chính là vũ khí tuyệt mật mà Nga luôn che giấu.

Nó được thiết kế để triển khai các chiến dịch thu thập thông tin tình báo ở độ sâu vượt quá ngưỡng hoạt động của bất cứ loại tàu bè nào trên thế giới. Ngoài ra, con tàu này có khả năng tiến hành thăm dò đo đạc đáy biển, vẽ bản đồ đáy biển, đo đạc các âm thanh đại dương, thậm chí là cắt trộm, nghe trộm cáp viễn thông.

Khi được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân Nga, tàu ngầm Losharik có trình độ tự động hóa rất cao trên bình diện thế giới, vào thời điểm đầu thế kỷ 21. Ngay từ thời đó, nó đã được thiết kế khoang chỉ huy tự động hóa và trang bị hệ thống chỉ huy tình báo chiến trường.

 

Hệ thống này giúp tàu nhanh chóng hiển thị các thông tin tình báo cập nhật và phối cảnh tổng quan chiến trường, giúp nó nhanh chóng xác định được các mục tiêu cơ động, hỗ trợ người chỉ huy đưa ra các quyết định tiến công, phòng thủ hay cơ động chiến thuật.

Ngoài ra, các hệ thống này còn giúp tàu có khả năng phân tích các âm thanh đáy đại dương, tự động bóc tách các tốp mục tiêu cơ động, xác định mục tiêu tấn công và chỉ huy kiểm soát vũ khí. Trong tình huống bất lợi, nó cũng có thể giúp chỉ huy tàu đưa ra lựa chọn lẩn trốn và đảm nhiệm dẫn đường vòng tránh.

Khả năng tự động hóa rất cao khiến tàu có khả năng đưa ra quyết định tấn công - phòng thủ - lẩn tránh chỉ trong vòng 10 - 15s, kể từ khi phát hiện mục tiêu. Chỉ riêng tính năng này đã cho thấy khả năng tự động hóa và các hệ thống thiết bị của nó tiên tiến đến mức độ nào.

Điểm đặc biệt mà ngay cả các tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ và NATO cũng không sánh kịp là hệ thống con chỉ huy-kiểm soát hỏa lực thuộc hệ thống chỉ huy tình báo chiến trường của tàu Losharik có khả năng theo dõi cùng lúc tới 140 mục tiêu, vượt trội so với tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ với 50 mục tiêu, đồng thời có thể tiến công đồng loạt 6 mục tiêu ở 6 hướng khác nhau, với cự ly khác nhau và tốc độ khác nhau.

Mặc dù được mang danh nghĩa là tàu nghiên cứu khoa học nhưng Losharik được trang bị tới 18 quả ngư lôi có thể mang đầu đạn thông thường và hạt nhân hoặc 24 quả thủy lôi hạng nặng thế hệ mới.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm