Sự thật tiêm kích F-35 có khả năng "nằm ngửa" khai hỏa
Mỹ điều chỉnh chiến lược tái cấu trúc trang bị vũ khí quân sự tại châu Âu / Sự tình Ukraine trao vũ khí hạt nhân cho Nga sau khi Liên Xô sụp đổ
Theo Business Insider, Không quân Mỹ từng có những bài thử nghiệm đặc biệt dành cho tiêm kích F-35, đặc biệt là màn khai hỏa trong tư thế đang bay lộn ngược.
Vụ thử được thực hiện tại cứ Patuxent River, bang Maryland nhằm đánh giá khả năng tác chiến của máy bay trong những tình huống chiến đấu khó khăn kể cả khi đang nhào lộn để tránh đòn đối phương.
Viên phi công thực hiện thử nghiệm James Shepherd cho biết thêm: "Chúng tôi muốn cung cấp cho những đơn vị đặt hàng những chiếc F-35 có khả năng tác chiến hoàn hảo nhất. Điều này giúp chúng tôi đảm bảo được cam kết sẽ cung cấp dòng tiêm kích thế hệ 5 hiện đại nhất thế giới."Chúng tôi cũng không mong muốn phi công phải thường xuyên phóng tên lửa ở tư thế này, nó chỉ được sử dụng ở những trường hợp đặc biệt. Chính vì vậy, việc rèn luyện là điều rất cần thiết", một vị đại diên Không quân Mỹ cho biết.
Những cú ra đòn như vậy rất cần thiết cho máy bay khi buộc phải thực hiện những động tác bay khó mà người Nga gọi là "rắn hổ mang" hoặc xoay tròn khi phải đối đầu với kẻ thù. Nó rất hữu ích chứ không phải chỉ là những động tác biểu diễn gây thích thú".
Trước đó, tiêm kích F-35 cũng từng nhiều lần có màn phô diễn khả năng cơ động và thực hiện những bài bay khó tương tự kiểu rắn hổ mang của chiến đấu cơ Su-27.
Không chỉ thực hiện thành công pha nhả đạn trong tư thế khó, tiêm kích F-35 cũng đã thực hiện pha tấn công kép đồng thời vào mục tiêu trên không và mặt đất - thử nghiệm chưa từng được thấy với nhiều loại máy bay khác.
Trong đợt thử nghiệm được thực hiện cuối năm 2016, các phi công thuộc Phi đội 1 Thử nghiệm và Đánh giá của Thủy quân Lục chiến khai hỏa các loại vũ khí được trang bị cho tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35B theo các tình huống tác chiến giả định khác nhau.
Bài thử nghiệm đầu tiên, các phi công đã bắn hai quả tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 trong vòng 12 phút với thành công ngoài mong đợi.
Trong bài thử nghiệm tiếp theo, một chiếc F-35B vừa thả một quả bom GBU-12 và dẫn đường cho nó đến mục tiêu bằng tia laser, vừa phóng ra một quả tên lửa AIM-120 bắn trúng chiếc máy bay không người lái QF-16. Cả hai mục tiêu đều bị phá hủy.
Ở góc hình này không khó để phát hiện quả tên lửa treo dưới cánh của Su-57. |
Thông tin truyền thông Mỹ đăng tải về những vụ thử cực khó Mỹ dành cho F-35 thực sự gây ấn tượng lớn nhưng theo nhận định của giới chuyên gia, việc F-35 khai hỏa tên lửa trong khoang chứa khi đang bay ngửa là điều không thể.
Theo lý giải, về nguyên tắc khai hỏa, mỗi khi tiêm kích F-35 hay bất kỳ máy bay nào có khoang vũ khí trong thân muốn phóng tên lửa hoặc thả bom, cửa khoang chứa mở ra và quả tên lửa được thả rời khỏi máy bay khoảng 1m, sau đó động cơ tên lửa mới được kích hoạt và phóng đi.
Với cơ cấu khai hỏa như vậy, dù khoang vũ khí của F-35 có mở khi đang bay ngửa nhưng nó vẫn không thể thả quả tên lửa ra ngoài khoang chứa như khi đang úp thông thường.
Như vậy, nếu thực sự F-35 khai hỏa và diệt mục tiêu khi đang bay ngửa chỉ có khả năng duy nhất đó là tên lửa được treo ở mấu cứng dưới cánh. Và đây cũng là cách giải thích với trường hợp của Su-57 khai hỏa khi đang bay với tư thế gần như thẳng đứng.
Dĩ nhiên ở đây không tính đến những vụ thử nghiệm thất bại của F-35.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này