Quốc tế

Nga tạo 'nắm đấm' không quân chống NATO?

Tại sao phải hợp nhất Phòng thiết kế Sukhoi và Phòng thiết kế Mikoyan?

NATO tiếp nhận 2 máy bay do thám tối tân / Mỹ thừa nhận phương Tây và NATO thua kém pháo binh Nga hoàn toàn

Ảnh: Vladimir Gerdo / TASS
Ảnh: Vladimir Gerdo / TASS

“Tại sao phải hợp nhất Phòng thiết kế Sukhoi và Phòng thiết kế Mikoyan?” là tựa đề bài bình luận của Vladimir Tuchkov đăng trên báo Nga “Svobodnai pressa”. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Tuần trước, đã có tuyên bố sáp nhập hai công ty chế tạo và sản xuất máy bay chiến đấu chiến thuật của Nga là công ty “Sukhoi” và tập đoàn “MiG”. Và nó rất giống như một câu chuyện đùa đã trở thành hiện thực.

(Vào ngày Cá tháng 4 năm 2017, trên blog của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ bmpd đã đăng một thông điệp trên mạng về việc mở rộng công ty “Sukhoi” bằng việc sáp nhập thêm Phòng Thiết kế Mikoyan).

Một cấu trúc thống nhất sẽ được hình thành, và dưới sự lãnh đạo của các nhà quản lý hàng đầu của “Sukhoi”, đơn vị mới này sẽ tham gia vào việc thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại máy bay “SU” và “MiG”.

 

Điều này nghe ra có vẻ khá hợp lý, vì Tập đoàn Máy bay “MiG” của Nga, so với “Sukhoi”, có thể nói là đang trong tình trạng rất khó khăn vì lâu nay không tạo ra được các thiết bị hàng không mới.

Trước đó, Nhà máy chỉ sản xuất một loạt máy bay chiến đấu “MiG”-29 đời cũ và máy bay tiêm kích đánh chặn “MiG”-31 huyền thoại được cải tiến. Còn những công việc đã được thực hiện để chế tạo ra máy bay chiến đấu “MiG”-35 mới thì dường như sẽ không bao giờ kết thúc.

Trong khi đó, công ty “Sukhoi” không chỉ thỏa mãn nhu cầu cho lực lượng hàng không vũ trụ Nga những chiếc Su-30, Su-34, Su-35 mà còn tích cực bán máy bay của hãng cho các khách hàng nước ngoài.

Thêm vào đó, công tác chuẩn bị cũng đang được tiến hành để thử nghiệm cấp nhà nước máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên của Nga Su-57.

Tuy nhiên, việc sáp nhập hai công ty nói trên, như đã được công bố trong thông cáo báo chí của Liên hiệp chế tạo máy bay, sẽ diễn ra theo các nguyên tắc khác nhau. Công việc hành chính ở cấp cao nhất trong đơn vị mới sẽ là các nhà quản lý hàng đầu từ Tập đoàn “MiG”.

 

Đơn vị mới được sáp nhập sẽ được gọi là Tập đoàn Hàng không Quân sự, và sẽ do Ilya Tarasenko, Tổng Giám đốc của Tập đoàn “MiG” lãnh đạo. Đương nhiên, sẽ không có tình trạng quyền lực kép trong Tập đoàn, bởi Tổng giám đốc của “Sukhoi”, Igor Ozar, người đã lãnh đạo công ty từ năm 2011, sẽ nghỉ hưu trước thời hạn.

Trong thông báo của Liên hiệp sản xuất máy bay có tuyên bố rằng Tập đoàn Hàng không Quân sự sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế, chế tạo, bán và bảo dưỡng toàn bộ dòng máy bay chiến đấu hiện tại cũng như những phiên bản đầy hứa hẹn.

Tên gọi "Tập đoàn Hàng không Quân sự" có nghĩa là cấu trúc này sẽ phải làm ra cả máy bay ném bom chiến lược, máy bay vận tải và máy bay chuyên dụng như: Máy bay chở dầu, máy bay radar cảnh báo sớm và điều khiển từ xa AWACS, máy bay chống ngầm, v.v.

Như vậy, Tập đoàn cần phải “kéo” thêm cả Phòng thiết kế Tupolev và Phòng thiết kế Ilyushin vào nữa. Và như vậy, rõ ràng, nó sẽ là Tập đoàn Hàng không Chiến thuật.

Nghiên cứu tiểu sử của Tarasenko, người ta thấy rằng sẽ không có chuyện thiên vị đặc biệt cho phía “MiG”. Bởi vì Tarasenko gần như có liên quan với mức độ như nhau đối với cả hai công ty bị sáp nhập.

 

Vị Tổng giám đốc này mới 40 tuổi, là người Moscow. Năm 2002, ông tốt nghiệp Đại học Hàng không Moscow. Trong cùng năm đó, ông đến làm việc tại Phòng thiết kế “Sukhoi” với tư cách là kỹ thuật viên.

Đến năm 2009, ông được đề bạt làm giám đốc của Ban giám đốc phối hợp “Sukhoi”, phụ trách mảng ngân sách. Sau đó, chuyển sang Tập đoàn “MiG” làm trưởng ban điều phối chương trình, trở thành Phó tổng giám đốc thứ nhất vào năm 2014.

Sau đó, trở lại công ty “Sukhoi”, ông trở thành Chủ tịch của công ty con “Máy bay dân dụng “Sukhoi”, chuyên chế tạo máy bay chở khách “Sukhoi” Superjet 100.

Vào tháng 9, Ilya Tarasenko trở thành Tổng giám đốc của tập đoàn “MiG”. Và hai năm sau, ông nhận được một vị trí cao khác, lần này là ở Liên hiệp sản xuất máy bay, đảm nhận vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách hợp tác kỹ thuật quân sự.

Khi tìm hiểu các tài liệu về tài chính của cả hai công ty, có thể thấy rõ rằng tập đoàn “MiG” đã gặp không ít khó khăn. Trong khi, các chỉ số kinh tế cho thấy, nó không thua kém nhiều so với “Sukhoi”.

 

Năm 2018, doanh thu của “Sukhoi” là 114,5 tỷ rúp, và lợi nhuận ròng là 4 tỷ rúp. Còn Tổng công ty “MiG”, các chỉ số này là: doanh thu 89,5 tỷ rúp và lãi ròng 3,5 tỷ rúp.

Từ đó cho thấy, các cơ sở thiết kế và sản xuất của Tổng công ty “MiG”, mặc dù có sự trầy trật trong hai - ba thập kỷ qua, nhưng vẫn giữ vững được và hoàn toàn có khả năng tiếp tục công việc.

Điều này cũng được chứng minh từ thực tế là công ty đã đưa vào trang bị cho quân đội máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ 4 ++ “MiG”-35 tuyệt vời.

Một công việc quan trọng khác cũng đã được thực hiện, tăng khả năng phòng thủ của đất nước – đó là việc tạo ra phiên bản sửa đổi của máy bay chiến đấu “MiG”-31K, mang theo tên lửa siêu thanh “Kinzal”.

Vậy thì, Liên hiệp mới này có thể cung cấp những gì cho việc sản xuất máy bay quân sự trong nước?

 

Chúng ta có thể nói đến hiệu quả kinh tế có thể đạt được bằng cách tạo ra một trung tâm điều hành thống nhất cho tất cả các nghiên cứu thiết kế, quy trình sản xuất và bảo trì các thiết bị quân sự. Mặt khác, dù sao thì tiền để trong 1 két cũng sẽ dễ dàng tính toán hơn.

Tuy nhiên, còn có một vấn đề ở khía cạnh kỹ thuật. Và tất cả mọi thứ ở đây nhìn vào cũng không quá lạc quan. Bởi vì hai công ty này là 2 trường phái thiết kế khác nhau và có truyền thống khác nhau.

Điều đó đã được hình thành trong những năm gần đây: các máy bay chiến đấu hạng nhẹ được chế tạo tại công ty “MiG” còn các máy bay hạng nặng tại “Sukhoi”. Trong khi đó, chỉ huy của Lực lượng Không quân-Vũ trụ cũng như Bộ Quốc phòng Nga lại có vẻ thích máy bay chiến đấu hạng nặng hơn.

Tuy nhiên, có một sự thật là những hành động quan liêu mờ ám của cựu Tổng giám đốc công ty “Sukhoi” Mikhail Pogosyan đã gây hậu quả không hề nhỏ.

Đã đến lúc các bãi đậu phải có đầy các máy bay hạng nặng, và những chiếc “MiG”-29 đã cũ kỹ, lỗi thời phải được thay thế bằng các máy bay chiến đấu hạng nhẹ hiện đại hơn.

 

Và có một mối nguy hiểm là trong cấu trúc sáp nhập, trường phái thiết kế máy bay “MiG” sẽ dần suy yếu đi và có thể biến mất. Nghĩa là, sẽ có sự kỳ thị, xua đuổi – người ta sẽ nghĩ rằng tiền cho người của mình, (người gốc của “Sukhoi”-ND) còn chưa đủ, tại sao chúng ta lại còn phải thu nạp thêm những người mới?

Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là cách đây khá lâu, vào đầu những năm 2000, tại một trong những Salon hàng không quốc tế, Mikhail Poghosyan tuyên bố rằng các máy bay chiến đấu của Phòng thiết kế “Sukhoi” không có đối thủ cạnh tranh ở phương Tây.

Ông nói: chúng tôi chỉ cạnh tranh với Phòng thiết kế Mikoyan. Và chính cuộc cạnh tranh này đã giúp chúng tôi tạo ra những chiếc máy bay tuyệt vời.

Tập đoàn mới được thành lập sẽ không cạnh tranh với bất cứ ai. Bởi chẳng nhẽ lại đi cạnh tranh với Phòng thiết kế Yakovlev, nơi chỉ chuyên sản xuất máy bay huấn luyện chiến đấu hạng nhẹ.

Trước đây, cơ chế lựa chọn công ty nghiên cứu, thiết kế hoạt động khá hiệu quả. Các phòng thiết kế tham gia cuộc thi (nay gọi là đấu thầu) sẽ trình bày các thiết kế sơ bộ của cỗ máy trong tương lai. Ủy ban trên cơ sở đó xác định dự án tốt nhất.

 

“MiG”-29 đã được thiết kế chế tạo như vậy. Cuộc thi được công bố vào năm 1969 có sự tham gia của các phòng thiết kế (OKB) Mikoyan-Gurevich, Yakovlev và Sukhoi. Cũng từ cuộc thi này, nổi lên dự án máy bay chiến đấu hạng nặng đầy hứa hẹn, kết quả là Su-27 ra đời.

Trong phân khúc máy bay tiêm kích đánh chặn, cuộc thi diễn ra theo kiểu gửi thiết kế đến Hội đồng vào cùng một thời điểm. Vào giữa những năm 60, Su-15 được thông qua.

Trong khi “Sukhoi” chế tạo Su-15 thì Phòng thiết kế Mikoyan cũng chủ động tạo ra các thiết bị bay thử nghiệm của riêng mình: E-150, sau đó là E-152. Và khi thấy tính năng của chúng vượt xa so với Su-15, thì chính phủ đã thông qua nghị định để chế tạo ra “MiG”-25 huyền thoại.

Việc thiết kế chế tạo Su-57 lúc đầu cũng được đưa ra trên cơ sở cạnh tranh giữa Phòng thiết kế Sukhoi và Phòng thiết kế Mikoyan. Nhưng sự thực là đã có sự hỗn loạn về kinh tế và tổ chức (trong nội bộ ngành sản xuất máy bay-ND) trong thập niên 90 can thiệp vào việc này.

Cấu trúc mới sáp nhập sẽ cạnh tranh với ai bây giờ? Đúng là, những người lạc quan có nói rằng hai trường phái thiết kế tồn tại bên trong một Tập đoàn mới sẽ tạo ra hai thiết kế sơ bộ khác nhau cho một loại máy bay. Rồi người ta sẽ quyết định phương án nào tốt hơn.

 

Tuy nhiên, Tất cả các nhà quản lý hiệu quả, hiện đại, và có hiểu biết đều thấy rõ rằng cái này được gọi là ném tiền qua cửa sổ. Vậy tại sao ta lại phải làm tổn hại đến chỉ số kinh tế của mình chứ?

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm