Nga thử nghiệm tên lửa chống tăng 'vượt trội FGM-148 Javelin'
Typhoon được trang bị tên lửa có thể diệt cả S-500? / Lộ diện tính năng hệ thống gây nhiễu tên lửa của Armata
Trên thế giới hiện nay các loại tên lửa chống tăng (ATGM) điều khiển tự động (ACLOS) như FGM-148 Javelin hay Spike của Israel đã chứng tỏ ưu thế vượt trội trước những loại thế hệ SACLOS dùng công nghệ cũ như 9M133 Kornet của Nga.
Hệ dẫn đường với đầu dò chủ động cho phép tên lửa có chức năng "bắn và quên" tiên tiến, không yêu cầu xạ thủ hay phương tiện mang phóng phải liên tục chiếu chùm tia laser định hướng cho đạn đến khi đánh trúng mục tiêu.
Bên cạnh đó, cảm biến tối tân trên tên lửa còn giúp nó thực hiện chế độ "top attack" khi đánh thẳng vào nóc xe tăng - nơi được bọc giáp mỏng nhất để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng duy nhất một phát bắn bởi ATGM là vũ khí khá đắt đỏ.
Đối với Nga, lúc này trong trang bị của lực lượng vũ trang nước bạn đều là loại SACLOS thế hệ 2 với các chủng loại tiêu biểu như 9M133 Kornet dùng cho bộ binh mang vác, hay 9M119M Refleks bắn đi từ nòng pháo tăng 125 mm.
Tuy nhiên trước yêu cầu mới, Quân đội Nga đã quyết định phải chế tạo một loại ATGM thế hệ 3 có tính năng ACLOS tương tự FGM-148 Javelin. Chi tiết tương đối ngạc nhiên chính là họ lựa chọn nghiên cứu loại phóng đi từ nòng pháo xe tăng trước khi tính đến việc trang bị cho bộ binh.
Các kỹ sư đến từ Cục thiết kế kỹ thuật chính xác Nudelman đã lựa chọn phương án chế tạo một tên lửa chống tăng mới dựa trên mẫu Kobra ra đời từ thời Liên Xô nhưng trang bị cho nó tổ hợp dẫn đường tiên tiến hơn với hệ thống lái quán tính, đầu dò quang điện thụ động, hệ thống định vị vệ tinh, kênh dẫn đường bám chùm tia LASER.
Theo thông báo, tên lửa chuẩn bị được thử nghiệm bắn đạn thật tại trường bắn Smolino. Vũ khí được sử dụng là pháo nòng trơn 2A82 cỡ 125 mm cùng hệ thống kiểm soát hỏa lực tương đương lắp trên một chiếc T-80 bản thử nghiệm.
Chi tiết tên lửa và cấu tạo đầu dò lắp cho loại ATGM thế hệ mới của Nga |
Bài kiểm tra sẽ được tiến hành với 25 tên lửa đầy đủ, 46 tên lửa không mang đầu đạn chỉ có đầu dò, và 46 tên lửa không có cả đầu đạn lẫn đầu dò, chỉ lắp hệ thống dẫn đường quán tính. Để đánh giá hiệu quả của đầu đạn, mẫu vật là 36 con thỏ đã được chuẩn bị để đánh giá tác động.
Nếu cuộc thử nghiệm diễn ra thành công và được chấp nhận đưa vào biên chế, đây sẽ là tên lửa chống tăng tự dẫn đầu tiên phục vụ trong Quân đội Nga. Tầm bắn của đạn sẽ rất xa nhờ tính năng lái bằng quán tính có tham chiếu dẫn đường vệ tinh.
Tên lửa có các tính năng tiên tiến bao gồm "bắn và quên", chế độ "top attack", tiêu diệt mục tiêu ngoài đường chân trời sau vật cản khi cho phép đối tượng thứ ba (trinh sát, xe thiết giáp khác, máy bay không người lái) chỉ thị mục tiêu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Tên lửa chống tăng Kobra - nguyên mẫu thiết kế đối với loại ATGM thế hệ mới của Nga