Quốc tế

Nga vô tình tiết lộ 'lỗ hổng' của hệ thống phòng không S-400

Hệ thống phòng không S-400 không thực sự mạnh như nhiều người vẫn nghĩ, đặc biệt là khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Cần tới 1,5 năm để tích hợp tên lửa Taurus của Đức vào tiêm kích F-16 / Tại sao tên lửa AIM-120 AMRAAM Mỹ đặc biệt nguy hiểm đối với máy bay Nga?

Trong một tiết lộ đáng ngạc nhiên đăng trên Tạp chí Bình luận quân sự, các chuyên gia quân sự Nga thuộc Tập đoàn sản xuất vũ khí Almaz-Altey nổi tiếng đã vô tình tiết lộ một lỗ hổng trên tên lửa đánh chặn tầm xa 40N6 được triển khai trong hệ thống phòng không S-400 Triumf.

Trong một tiết lộ đáng ngạc nhiên đăng trên Tạp chí Bình luận quân sự, các chuyên gia quân sự Nga thuộc Tập đoàn sản xuất vũ khí Almaz-Altey nổi tiếng đã vô tình tiết lộ một lỗ hổng trên tên lửa đánh chặn tầm xa 40N6 được triển khai trong hệ thống phòng không S-400 Triumf.

Theo đó tổ hợp S-400 tối tân nhất của Nga có khả năng bị tụt hậu đáng kể so với công nghệ phòng không hiện đại do phương Tây chế tạo.

Điều bất ngờ (nếu đúng như tiết lộ) là khả năng phòng thủ của tổ hợp S-400 không bao gồm việc chống lại tên lửa đạn đạo, kể cả tầm ngắn.

Khi nhà sản xuất Nga cố gắng mô tả tính ưu việt của S-400 so với vũ khí phương Tây, đã vô tình để lộ sự tụt hậu về công nghệ trong quá trình phát triển Triumf.

 

Sự chú ý đặc biệt tập trung vào tên lửa đánh chặn tầm xa và tối tân nhất - loại 40N6, với số lượng đặt hàng lên tới 1.000 quả đạn trong 3 năm qua.

Một tên lửa quan trọng khác trong hệ thống phòng thủ S-400 - 9M96 không có khả năng va chạm động năng. Thay vào đó, nó chỉ đơn thuần tạo ra một vụ nổ ở cự ly gần mục tiêu theo kiểu cổ điển.

Trong bối cảnh phải chặn một cuộc tấn công từ tên lửa đạn đạo, trước đây phía Nga tuyên bố rằng tên lửa 40N6, có thể “tấn công và vô hiệu hóa đầu đạn của kẻ thù bằng một loạt mảnh kim loại”.

 

Để đạt được mục tiêu đó, tên lửa đánh chặn chỉ có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo đối phương ở cự ly tối đa chỉ 15 km.

Tuy nhiên, có thể thấy rõ rằng tên lửa 40N6 không thực hiện động tác đánh chặn mục tiêu bằng động năng như công nghệ đã được Mỹ ứng dụng trong nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của mình.

Đáng chú ý, việc đạn 40N6 gây sát thương qua các mảnh vỡ không đảm bảo khả năng vô hiệu hóa chắc chắn đối với tên lửa đạn đạo, bởi vũ khí tấn công khá vững chắc và có vận tốc rất lớn.

 

Thật vậy, có thể thấy sự tương đồng giữa S-400 với Patriot PAC-2 vào cuối những năm 1980, được cho là đã trang bị thêm khả năng đặc biệt để đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Việc tăng cường hoạt động của ngòi nổ radar và tăng trọng lượng của các mảnh văng bên trong đầu đạn từ 2 lên 45 gram đã được dành cho nhiệm vụ này.

Hồi tưởng lại Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, nổi lên các tuyên bố rằng 41 trong số 42 tên lửa Scud của Iraq đã bị đánh chặn, tỷ lệ trúng đích là 97%. Tuy nhiên con số này sau đó đã bị hạ xuống mức vừa phải hơn là 55%.

 

Sau một cuộc điều tra độc lập nhằm giải thích chi phí tài chính phát sinh cho việc nâng cấp Patriot lên phiên bản PAC-2, một ủy ban quốc hội đã công nhận vào năm 1992 rằng hiệu quả của mẫu Patriot hiện tại chỉ ở mức 9%.

Tiết lộ này đã khơi mào cho việc bắt đầu một sáng kiến nâng cấp Patriot, tập trung vào công nghệ đánh chặn động năng, dẫn đến việc tạo ra hệ thống chống tên lửa CRI và sự phát triển tiếp theo với phiên bản MSE.

Song song với đó, các thành phần chính từ chương trình Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược đã được Mỹ sử dụng trong quá trình phát triển phiên bản hiện đại hóa Patriot PAC-3.

 

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm