Ngắm trực thăng tấn công từ thời CTVN vẫn được Mỹ tin dùng
Cất cánh lần đầu tiên vào năm 1969, tới nay đã tròn 50 năm kể từ ngày Super Cobra hay AH-1 Cobra tung cánh và chiếc trực thăng này sau chứng đó năm vẫn được Quân đội Mỹ tin dùng.
Trung Quốc hoàn thành sửa chữa tàu sân bay trực thăng Minsk mua lại từ Liên Xô / Trang bị trực thăng siêu nhỏ cho đặc nhiệm, Trung Quốc phạm sai lầm?
AH-1 Cobra là một trong nhiều loại trực thăng vũ trang được Quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam, đây cũng là mẫu trực thăng tấn công đầu tiên của người Mỹ. Và theo thời gian AH-1 không ngừng được hiện đại hóa và nâng cấp theo chân quân đội Mỹ tham chiến trong nhiều cuộc xung đột khác nhau. Nguồn ảnh: BI.
Là một sản phẩm của hãng Bell, AH-1 Cobra cùng với trực thăng UH-1 vận tải đa dụng là hai con bài chiến lược Mỹ sử dụng trong các cuộc hành quân không vận ở miền Nam Việt Nam và cách thức sử dụng của AH-1 Cobra tới nay vẫn tương tự, tất nhiên là con bài UH-1 ngày nay đã không còn được Mỹ tiếp tục sử dụng ở quy mô lớn. Nguồn ảnh: BI.
Loại trực thăng tấn công này ban đầu được thiết kế chỉ với một động cơ duy nhất và sử dụng cánh quạt có hai lá. Các phiên bản ra đời từ năm 1968 loại AH-1J bắt đầu mới sử dụng thiết kế hai động cơ để tăng cường khả năng cơ động cho loại trực thăng này. Nguồn ảnh: BI.
Tới nay trên thế giới đã có hơn chục quốc gia sử dụng AH-1 Cobra trong biên chế của mình, các quốc gia sử dụng trực thăng AH-1 nhiều nhất bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Israel. Nguồn ảnh: BI.
Về cơ bản, đây là loại trực thăng có thiết kế đơn giản và dễ dàng sử dụng, bề rộng của trực thăng được làm hẹp tối đa để giảm tỉ lệ bị trúng đạn. Trực thăng có phi hành đoàn hai người trong đó có một phi công chính và một lái phụ kiêm sĩ quan điều khiển hoả lực. Nguồn ảnh: BI.
Tốc độ tối đa của trực thăng tấn công AH-1 là khá thấp, chỉ khoảng 350 km/h với cả phiên bản sử dụng hai động cơ. Loại trực thăng này có tầm hoạt động tối đa gần 600 km và có trần bay lớn nhất vào khoảng 3500 mét. Nguồn ảnh: BI.
Vũ khí chính của AH-1 bao gồm hai khẩu súng máy 7,62mm hoặc 2 khẩu súng phóng lựu M129 cỡ 40mm được gắn ngay dưới khoang lái của phi công. Hai giá mang vũ khí hai bên của AH-1 giúp nó mang theo được các hệ thống pháo phản lực phóng loạt hoặc các pod súng máy. Nguồn ảnh: BI.
Đặc biệt có phiên bản AH-1Q có khả năng tương thích với tên lửa TOW để chuyên làm nhiệm vụ chóng tăng. Tuy nhiên phiên bản này không quá phổ biến và không được sử dụng rộng rãi. Nguồn ảnh: BI.
Loại trực thăng tấn công này tới nay vẫn tiếp tục được sản xuất và đã có 1116 chiếc được cho ra đời. Giá của một chiếc AH-1 Cobra hiện tại vào khoảng hơn 15 triệu USD cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: BI.
Trong chiến tranh Việt Nam từ thời kỳ 1967 tới 1973, đã có tới 300 trực thăng AH-1 Cobra của Mỹ bị thiệt hại bao gồm cả số lượng bị bắn hạ lẫn một phần không nhỏ thiệt hại do tai nạn. Nguồn ảnh: BI.
Lục quân Mỹ bắt đầu thải hổi AH-1 và thay bằng trực thăng Apache từ trong thập niên 90. Tuy nhiên tới nay Thuỷ quân Lục chiến Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng loại trực thăng này. Nguồn ảnh: BI.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo