Ngỡ ngàng cách các phi công "lao vào nhau" trong Thế chiến thứ 1
Là cuộc chiến tranh quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử có sự tham gia của không quân, các phi công chiến đấu thời gian này đã vừa chiến đấu, vừa rút ra kinh nghiệm xương máu cho chính mình.
Giải mã máy bay truyền tin cực độc Mỹ dùng trong CTVN / Máy bay ném bom Mỹ rơi trúng nhà tù, phi công tử nạn
Một trong những nguyên tắc đơn giản nhất của các phi công trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất đó là luôn tìm hướng tấn công sao cho mặt trời ở phía sau lưng mình. Nguồn ảnh: BI.
Vào thời kỳ này, kính râm chưa ra đời và nếu mặt trời ở sau lưng máy bay, các phi công địch sẽ khó nhận ra vị trí của chiếc máy bay đó do không dám nhìn thẳng vào mặt trời quá lâu. Việc tấn công một chiếc máy bay ở cạnh nguồn sáng quá lớn như mặt trơi cũng khiến các phi công bị giảm đi độ chính xác. Nguồn ảnh: BI.
Một trong những nguyên tắc bất thành văn của các phi công thời gian này đó là khi anh bắt đầu một cuộc tấn công, anh sẽ phải chiến đấu tới cùng cho đến khi có một bên thắng cuộc. Nguồn ảnh: BI.
Đây là nguyên tắc danh dự của các kỵ sĩ thời xưa khi một cuộc đấu chỉ kết thúc nếu một bên ngã ngựa. Nguyên tắc này khiến rất nhiều phi công trẻ tử nạn ngay trong lần đầu tham chiến khi họ lao đầu nhầm vào các phi công dày dặn kinh nghiệm của đối phương. Nguồn ảnh: BI.
Để bảo vệ các phi công trẻ, các nguyên tắc cơ bản về xây dựng đội hình bay và tấn công "hội đồng" theo đội hình cũng dần dần được ra đời với việc lựa chọn phi công dày dặn kinh nghiệm nhất để "chỉ bảo" cho những tay lính mới ít kinh nghiệm. Nguồn ảnh: BI.
Do các loại súng trên máy bay thời gian này đều cỡ nòng nhỏ, tầm bắn gần và có hoả lực về cơ bản là yếu nên những cuộc "hỗn chiến" thường xuyên diễn ra ở cự ly gần. Nguồn ảnh: BI.
Các phi công cũng sẽ chỉ khai hoả khi chắc chắn bắn trúng mục tiêu. Thông thường, khoảng cách giao chiến của các máy bay chiến đấu trong thời gian này chỉ khoảng 100 mét trở lại. Nguồn ảnh: BI.
Nguyên tắc tiếp theo là không được chủ quan, luôn giữ đối phương ở trong tầm mắt của mình kể cả trong cùng lúc đó đang bị đối phương bám đuổi. Nguyên tắc cơ bản này được các phi công duy trì tới tận chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: BI.
Luôn hạn chế bị đối phương bám đuôi, trong khi bay vào vùng chiến sự, cố gắng luôn bay theo hình dích dắc không có quỹ đạo chuẩn để hạn chế tối đa việc bị bổ nhào tấn công từ ngoài tầm mắt một cách bất ngờ. Nguồn ảnh: BI.
Trong trường hợp đối phương tấn công từ phía trước, nguyên tắc khó hiểu nhất của các phi công thời điểm này đó là thay vì lảng tránh, hãy đối đầu và đấu hoả lực với đối phương. Thông thường thì trong các cuộc đấu đầu như thế này sẽ chỉ có một bên sống sót nhưng máy bay cũng sẽ hư hỏng nặng. Nguồn ảnh: BI.
Khi cất cánh chuẩn bị nghênh chiến, luôn bay theo đội hình số chẵn bao gồm 2, 4, 6 hoặc 8 chiếc. Việc bay theo số chẵn sẽ giúp các phi công chia cặp dễ dàng hơn khi không chiến, đảm bảo mỗi phi công sẽ có một máy bay bạn bảo vệ và hỗ trợ trong lúc truy quét đối phương. Nguồn ảnh: BI.
Nguyên tắc cuối cùng và cũng là nguyên tắc mang tính nhân văn nhất đó là không bắn phi công khi anh ta đã nhảy dù ra khỏi máy bay. Nguyên tắc này chỉ phù hợp với Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai khi mà máy bay còn có tốc độ chậm. Tới thời điểm của máy bay phản lực, việc bắn người đang nhảy dù là điều trở nên quá khó khăn vì máy bay khi đó bay quá nhanh. Nguồn ảnh: BI.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo