Nhu cầu về F-16 tăng cao, Lockheed Martin mở dây chuyền sản xuất mới
Hệ thống tên lửa S-350 Vityaz: Vũ khí mới tăng cường sức mạnh phòng không biên giới của Nga / 7 vũ khí tác chiến trên không nguy hiểm nhất của Iran
Tiêm kích F-16 được tín nhiệm
Máy bay F-16 Fighting Falcon được chính thức đưa vào hoạt động chiến đấu từ năm 1978, đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột vũ trang mà Mỹ và các đồng minh tham gia ở Trung Đông, Iraq, Afghanistan và Nam Tư. Các máy bay này cũng được Thổ Nhĩ Kỳ tích cực sử dụng để chống lại du kích người Kurd, Venezuela - chống lại các băng đảng ma túy, Pakistan - chống lại các nhóm khủng bố và trong cuộc xung đột với Ấn Độ.
F-16 Fighting Falcon là máy bay chiến đấu phản lực đa năng hạng nhẹ hiện đại, được phát triển bởi General Dynamics. Năm 1993, General Dynamics bán mảng sản xuất máy bay của mình cho Tập đoàn Lockheed, nay là Lockheed Martin. Mặc dù tên phổ biến chính thức của F-16 là “Fighting Falcon”, nó được các phi công biết đến dưới tên “Viper” - mật danh dự án của General Dynamics trong thời gian đầu phát triển.
F-16 có kíp lái 1 thành viên, dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh 16,875 tấn, tốc độ 2.100km/h, tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m. Chiến đấu cơ hạng nhẹ này được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và có thể được trang bị tên lửa không đối không và nhiều loại tên lửa hoặc bom… F-16 Fighting Falcon được coi là một chiến đấu cơ xuất sắc trong không chiến.
Ngay từ đầu, F-16 đã được dự định trở thành một “con ngựa chiến” hiệu quả về chi phí, có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau và duy trì trạng thái sẵn sàng hoạt động suốt ngày đêm. Đây là chương trình máy bay chiến đấu lớn nhất và có lẽ là quan trọng nhất của phương Tây, với hơn 4.000 chiếc được chế tạo. Mặc dù từ 2000 Không quân Hoa Kỳ không đặt hàng, F-16 vẫn được sản xuất để xuất khẩu.
Riêng ở Mỹ, tính đến năm 2019, tiêm kích F-16 được biên chế trong Không quân, gồm 442 chiếc phiên bản F-16C và 114 chiếc phiên bản F-16D; trong Hải quân - 10 F chiếc phiên bản 16A và 4 chiếc phiên bản F-16B; trong Không quân lực lượng Cận vệ Quốc gia 291 chiếc phiên bản F-16C và 45 chiếc phiên bản F-16D.
Tính linh hoạt của Fighting Falcon là lý do tối quan trọng khiến nó thành công trên thị trường xuất khẩu và đang phục vụ tại 25 quốc gia. Ở nước ngoài, F-16 được vận hành ở Bahrain, Bỉ, Hy Lạp, Đan Mạch, Ai Cập, Israel, Jordan, Indonesia, Maroc, Hà Lan, Na Uy, UAE, Oman, Pakistan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile, Iraq và Romania.
Lockheed Martin mở dây chuyền sản xuất mới
Trước đây, các máy bay chiến đấu được sản xuất tại các cơ sở ở Fort Worth, Texas, nhưng dây chuyền này đã bị đóng cửa 3 năm trước và việc sản xuất máy bay chiến đấu đã ngừng hoạt động; dây chuyền sản xuất tại nhà máy Lockheed Martin's Greenville, Nam Carolina hiện là dây chuyền duy nhất trên thế giới sản xuất máy bay chiến đấu F-16.
Không quân Mỹ từ lâu đã định hướng lại các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng nhiều đối tác nước ngoài của Mỹ quan tâm đến những chiếc F-16 "cũ tốt" với giá rẻ hơn nhiều. Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhận tổng cộng khoảng 14 tỷ USD từ 5 đối tác quân sự nước ngoài để chế tạo 128 máy bay chiến đấu F-16 vào năm 2026.
Các máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào năm 2022, sẽ được chuyển giao cho một số đối tác quốc phòng nước ngoài, bao gồm Bahrain, Bulgaria, Slovakia và Đài Loan. Người ta cũng cho rằng trong tương lai gần sẽ có những yêu cầu mới từ nước ngoài cần cập nhật máy bay chiến đấu của họ hoặc mua thêm máy bay chiến đấu. Hoa Kỳ cũng đang dựa vào đơn đặt hàng của Ấn Độ. Vì vậy, phía Ấn Độ được cung cấp các phiên bản đặc biệt của máy bay chiến đấu F-16 là F-21.
Mặc dù được trang bị công nghệ hàng chục năm tuổi nhưng những chiếc F-16 mới sẽ được tích hợp radar mảng pha quét điện tử chủ động (Active Electronically Scanned Array - AESA), tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (Advanced Medium-Range Air-to-Air Missile - AMRAAM) tầm xa hơn và thùng nhiên liệu phù hợp với thân máy bay. F-16 Block 70/72 hay F-16V mới mang đến nhiều cải tiến hiện đại cho chiến trường với radar APG-83 AESA, khả năng tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, máy tính điều khiển chuyến bay mới và Auto GCAS - một tính năng giúp máy bay tránh chạm đất nếu phi công bất tỉnh hoặc mất phương hướng.
Nó đơn giản và nhẹ hơn nhiều so với tiền nhiệm, nhưng sử dụng khí động học và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến (bao gồm cả việc sử dụng Fly-by-wire (FBW) - hệ thống thay thế các điều khiển bay bằng tay thông thường của máy bay bằng giao diện điện tử; các chuyển động của bộ điều khiển bay được chuyển đổi thành tín hiệu điện tử truyền qua dây và máy tính điều khiển chuyến bay xác định cách di chuyển bộ truyền động ở mỗi bề mặt điều, khiến nó có biệt danh là “máy bay phản lực điện tử”) để duy trì hiệu suất cao.
Theo Đại tá Brian Pearson, thuộc Trung tâm Quản lý Vòng đời Máy bay Chiến đấu và Cục Máy bay Tiên tiến của Lực lượng Không quân và là trưởng nhóm kinh doanh F-16 cho quân đội nước ngoài, Không quân Mỹ cũng đang xem xét các yêu cầu bổ sung đối với F-16 từ các đối tác quân sự khác. Bên cạnh việc chế tạo những chiếc F-16 mới, các đối tác đang làm việc để hiện đại hóa 405 chiếc F-16 hiện do bốn quốc gia đối tác vận hành với cấu hình V, bao gồm radar mới và các nâng cấp khác, làm cho chúng tương tự máy bay sẽ ra được xuất xưởng tới đây./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo