Quốc tế

Những giả thuyết về nguyên nhân khiến Su-27 của Nga bị rơi

Ngay sau khi Su-27 của Nga rơi ở Biển Đen, các chuyên gia phân tích quân sự của Avia-pro đã nêu ra một số giả thuyết có thể khiến chiến đấu cơ này gặp nạn.

Tiêm kích Su-27 Nga bị rơi: Diễn biến mới và bất ngờ trong cuộc tìm kiếm "đại quy mô" / Ngoài J-20, Trung Quốc trang bị “áo tàng hình” mới cho loạt tiêm kích

ảnh 1

Chiến đấu cơ Su-27 của Nga

“Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Virginio Fasan của hải quân Italia và khu trục hạm Fredericton của hải quân Canada đã vào Biển Đen hôm 23/3. Trong khi đó, máy bay chiến đấu Su-27 Nga đã bay từ sân bay quân sự ở Crimea và bị rơi chỉ sau vài phút cất cánh, do đó, rất có thể Su-27 gặp nạn trong khi làm nhiệm vụ đánh chặn các tàu của NATO”, các chuyên gia của Avia-pro đưa ra giả định.

Vị trí hiện tại của hai tàu NATO vẫn chưa được biết, tuy nhiên, một số nguồn tin cho hay, chúng đã tiến về phía Bắc, trong khi có những nguồn tin khác nói rằng, các tàu chiến NATO đã thẳng tiến đến Crimea.

“Chuyến bay đêm của Su-27 đã được lên kế hoạch, và thực tế là, nó bay hướng về phía Tây Nam, do đó, có những nghi ngờ rằng, chiến đấu cơ này đã theo dõi các tàu khu trục tên lửa của NATO. Ngoài ra, 10 giờ trước khi xảy ra vụ tai nạn, một máy bay trinh sát của quân đội Mỹ đã được nhìn thấy gần biên giới Crimea, không loại trừ khả năng Su-27 Nga rơi cũng có thể liên quan đến nỗ lực đánh chặn một máy bay khác tiếp cận Crimea với bộ tiếp sóng đã tắt", các chuyên gia quân sự của Avia-pro lý giải.

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân thực sự khiến máy bay Su-27 Nga rơi là gì, cũng như không có tuyên bố nào về các tình huống có thể xảy ra của vụ tai nạn.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, vào lúc 20h10 (giờ địa phương), ngày 25/3, ở Biển Đen cách Feodosia 50 km, trong chuyến bay theo lịch trình, chiếc máy bay chiến đấu Su-27 đã biến mất trên màn hình radar. Vào lúc 20h11, đã ghi nhận tín hiệu của đèn hiệu khẩn cấp trong khu vực.

 

Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm, để tìm kiếm và cứu hộ phi công, các lực lượng và phương tiện của các cơ quan tìm kiếm cứu nạn của Quân khu phía Nam, trong đó có máy bay An-26 và máy bay trực thăng Mi-8, đã nhanh chóng được triển khai. Tuy nhiên, việc tìm kiếm phi công trong khu vực hoạt động rất phức tạp bởi điều kiện thời tiết bất lợi, gió mạnh, sóng khá to, tầm nhìn kém.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm