Quốc tế

Những vũ khí độc nhất vô nhị của biệt kích hải quân Mỹ

Đặc nhiệm Hải quân Mỹ SEAL được trang bị những vũ khí độc đáo như tàu ngầm mini, xuồng cao tốc hay xe đặc chủng trên sa mạc để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù.

Nga "phát sốt" khi máy bay B-1B trở thành kho vũ khí di động của Mỹ / Mỹ mang vũ khí đặc trị khi 20 tàu Iran bám đuôi

Tàu ngầm mini SVD 7 của Hải quân Mỹ tại Bảo tàng Hải quân. Ảnh: Navysealmuseum.

Tàu ngầm mini SVD 7 của Hải quân Mỹ tại Bảo tàng Hải quân. Ảnh: Navysealmuseum.

Phương tiện vận tải ngầm SVD

Theo Navysealmuseum, biệt kích Hải quân Mỹ (Navy SEAL) luôn sử dụng những vũ khí hiện đại nhất, được phát triển dựa trên nhu cầu trong thực tiễn chiến đấu. Một trong số đó là tàu ngầm mini SVD, cho phép biệt kích Mỹ tiếp cận mục tiêu từ tàu ngầm mẹ. Thông thường, chúng nằm phía sau một chiếc tàu ngầm trang bị tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ.

Chiếc SVD đầu tiên phục vụ lực lượng SEAL từ năm 1969 mang tên Pat Broderick. Nó có động cơ cùng khoang chứa khí, cho phép chuyên chở 4 người bao gồm cả lái tàu. Biệt kích Mỹ phải sử dụng mặt nạ dưỡng khí vì thân tàu ngập nước.

Thông thường, biệt kích hải quân sử dụng loại phương tiện này để tiếp cận mục tiêu, vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị, lập bản đồ địa hình dưới nước hay tìm kiếm trang thiết bị chìm dưới đáy biển. Nó cũng hữu ích trong nhiệm vụ trinh sát hay hỗ trợ đột kích vào lãnh thổ địch.

 

Thiết kế thân của những chiếc SVD không thay đổi nhiều theo thời gian nhưng các phiên bản sau được tăng cường khả năng chứa khí, nâng cấp các thiết bị thông tin liên lạc, bao gồm cả liên lạc vệ tinh cùng việc cải thiện hiệu suất của các thiết bị điện tử để giúp chúng trở nên đáng tin cậy hơn.

nhung vu khi doc nhat vo nhi cua biet kich hai quan my hinh anh 2

Tàu ngầm mini SVD 8 của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.

Ngoài các loại SVD hở, Mỹ cũng đang nỗ lực phát triển một thiết bị vận tải mới mang tên Tàu lặn chiến đấu ở vùng nước nông (SWCS), cho phép biệt kích tiến sâu vào các vùng biển và khu vực ven biển của đối phương. Nó hoạt động như những chiếc SVD nhưng thời gian vận hành có thể kéo dài tới 12 giờ.

Xe tuần tra trên sa mạc DPV

 

nhung vu khi doc nhat vo nhi cua biet kich hai quan my hinh anh 3

Xe chuyên dụng trên địa hình sa mạc của SEAL. Ảnh: US Navy.

DPV là thiết bị hỗ trợ hoạt động tầm xa trên địa hình sa mạc dành cho ba người. Nó ra đời nhằm mục đích tìm kiếm mục tiêu, cứu hộ của Navy SEAL. Thiết kế xe giúp nó hoạt động linh hoạt trên địa hình cát lún sa mạc. Nó có thể mang nhiều loại vũ khí, bao gồm súng máy hạng nặng Browning 50, súng phóng lựu MK19 cỡ nòng 40 mm và súng máy M60 cỡ nòng 7,62 mm.

Thực chất DPV là phương tiện được cải tiến từ loại xe đua địa hình Chenoweth. Người ta nâng cấp nó bằng động cơ xăng dung tích xi lanh 2.000 cc. Với tải trọng 700 kg, xe có khả năng di chuyển với vận tốc 100 km/h. Phạm vi hoạt động của xe đạt 320 km. Ghế thứ ba của xe cao hơn hai ghế trước. Nó là chỗ ngồi của xạ thủ.

Ban đầu DPV ra đời nhằm mục tiêu tấn công sân bay đối phương. Tuy nhiên, nó nhanh chóng chứng minh hiệu quả trong các nhiệm vụ khác. Đây là phương tiện hoạt động chính của SEAL trong chiến dịch Bão táp Sa mạc chống lại quân đội của Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Nó được sử dụng trong chiến dịch giải vây Đại sứ quán Mỹ ở Kuwait.

 

nhung vu khi doc nhat vo nhi cua biet kich hai quan my hinh anh 4

Xe Humvee, phiên bản thay thế của DPV. Ảnh: US Navy.

Hiện tại, Hải quân Mỹ đang sử dụng nhưng chiếc GMV-N, một biến thể dành cho SEAL của xe Humvee, để thay thế dần DPV. Tải trọng lớn giúp GMV-N mang được nhiều loại vũ khí hơn, bao gồm cả vũ khí thông minh cùng lớp thiết giáp dày, giúp chống đỡ các đợt tấn công của kẻ thù.

Xuồng cao tốc vũ trang hạng nặng SOC-R

Biệt kích Hải quân Mỹ thường sử dụng xuồng cao tốc vũ trang trong khi làm nhiệm vụ ở các khu vực có nhiều sông ngòi. Lợi thế lớn nhất của chúng là vận tốc, sự cơ động và khả năng vũ trang hạng nặng. Nó có các phiên bản tấn công, tuần tra, tiếp viện hạng nặng và hạng nhẹ…

 

nhung vu khi doc nhat vo nhi cua biet kich hai quan my hinh anh 5

Xuồng tuần tra cao tốc SOC-R của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.

Ngày nay, phiên bản tấn công của xuồng cao tốc vũ trang phổ biến nhất là SOC-R, phương tiện chiến đấu được thiết kế vừa với kích thước của máy bay C-130 hay các loại phi cơ vận tải lớn hơn. Trực thăng vận tải CH-47D cũng có thể đưa chúng vào vị trí chiến đấu nhờ hệ thống móc treo dưới bụng. Thủy thủ đoàn trên xuồng gồm 4 người, bao gồm lái tàu và 3 xạ thủ.

Người ta nhận thấy SOC-R xuất hiện nhiều sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Hai động cơ diesel cho phép nó di chuyển với vận tốc tối đa đạt 75 km/h. Khi hoạt động, nó lướt trên mặt nước nhằm giảm thiểu lực cản. Thiết kế thân SOC-R cho phép nó trang bị các loại vũ khí hạng nặng. Xuồng có tải trọng choán nước tối đa đạt 19.000 kg cùng phạm vi hoạt động 230 km.

SOC-R có khả năng chuyên chở 8 biệt kích hải quân cùng toàn bộ vũ khí. Nó được lắp đặt 2 súng máy đa nòng GAU-17 minigun, 1 khẩu súng máy hạng nặng M2 Browning, 2 khẩu súng máy hạng nhẹ M240 và 2 khẩu súng phóng lựu MK-19. Xuồng còn được trang bị kính hồng ngoại và hệ thống định vị GPS.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm