Nuôi lực lượng không quân lớn tốn kém đến mức nào?
Chuyên gia Nga: Su-57 đã 'bịt mắt' radar Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria / Mỹ "dọa" Nga bằng oanh tạc cơ chiến lược tại Bắc Cực
Chi phí của Su-27
Báo chí Trung Quốc mới đây cho biết: "Bất kỳ quốc gia nào có ý định xây dựng lực lượng không quân của riêng mình phải có nền tảng kinh tế vững chắc, nếu không sẽ chẳng thể duy trì tình trạng sẵn sàng cho máy bay chiến đấu".
Đồng thời giới phân tích lưu ý rằng chiến đấu cơ là nền tảng chính của Không quân. Trung Quốc đã cố gắng liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí chuyến bay của họ.
Tiêm kích hạng nặng Su-30 của Không quân Nga |
Đầu tiên cần phải tính đến mức tiêu thụ nhiên liệu, chịu ảnh hưởng của khối lượng thân máy bay và trọng lượng vũ khí; chế độ bay (ở tốc độ thường tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn trái ngược với cơ động chiến thuật); mô hình động cơ (mức tăng tiêu thụ tỷ lệ thuận với công suất của động cơ); kỹ năng phi công.
Su-27 được lấy làm ví dụ. Tổng khối lượng nhiên liệu trong máy bay là 9,7 tấn. Đồng thời trọng lượng riêng của nhiên liệu hàng không là 0,85 sẽ tạo ra thể tích nhiên liệu là 11.200 lít.
"Trong một chuyến bay bình thường, Su-27 ở chế độ hành trình, không bao gồm cơ động, mức tiêu hao nhiên liệu mỗi giờ là 3.750 lít, thời gian bay của nó là 3 giờ".
Báo Trung Quốc cho biết nếu tính toán rằng với giá nhiên liệu máy bay là 6.500 Nhân dân tệ mỗi tấn (990 USD), một giờ bay của Su-27 có giá 63.000 Nhân dân tệ (9.590 USD), "và đây là trạng thái kinh tế nhất".
Nếu chúng ta tính đến thời gian cất cánh và các hành động chiến thuật của phi công, thì mức tiêu thụ nhiên liệu tăng ít nhất 3 lần, tương đương khoảng 200.000 Nhân dân tệ mỗi giờ (30.400 USD), phía Trung Quốc khẳng định.
Tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 Lightning II của Mỹ |
Không quân không phải là thứ xa xỉ đối với tất cả mọi người
Các quốc gia trung bình đơn giản là không thể có được Lực lượng Không quân quy mô lớn nếu tính đến những yếu tố kể trên.
Việc mua máy bay chiến đấu chế tạo sẵn ở nước ngoài đòi hỏi phải trả hàng chục triệu USD cho mỗi phi cơ, thậm chí có thể lên tới hàng trăm triệu USD. Sau khi giải quyết xong vấn đề mua thiết bị, cần đầu tư vào việc bảo trì, bảo dưỡng, cơ sở hạ tầng mặt đất và đào tạo phi công.
"Khoản tiền để duy trì số lượng lớn tiêm kích là vô cùng tốn kém. Tuy nhiên nếu không có lực lượng không quân của riêng mình, bất kỳ quốc gia nào trong thế giới hiện đại đều có thể bị đối thủ cướp bóc",tác giả khẳng định.
Vấn đề cuối cần phải lưu ý đó là các chuyến bay trên Su-27 không phải là đỉnh cao của chi phí, khi một giờ bay trên tiêm kích tàng hình F-35 ước tính khoảng 36 nghìn USD, cho dù nó không có 2 động cơ như Su-27, số tiền chủ yếu tính vào chi phí khấu hao hoặc hao mòn lớp sơn tàng hình, khí tài đảm bảo...
End of content
Không có tin nào tiếp theo