Quốc tế

Chuyên gia Mỹ bớt tự tin khi nói về tên lửa Nga

Theo chuyên gia Kris Osborn, với hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Trophy, xe tăng Mỹ có thể chặn đứng đòn tấn công từ tên lửa RPG-7.

Australia chi 1 tỷ AUD chế tạo tên lửa trong nước / Tên lửa Nga bắt UAV bằng lưới

Nhận định được chuyên gia người Mỹ đưa ra khi nói về sức mạnh hệ thống APS do Israel sản xuất khi được tích hợp lên xe tăng Merkava và Abrams. "Trước khi quyết định mua và trang bị cho Abrams, yêu cầu của chúng tôi là hệ thống phòng vệ này phải chặn được đòn tấn công từ vũ khí chống tăng RPG-7.

Qua một số cuộc thử nghiệm được chứng kiến và thực tế trên chiến trường đã chứng minh, hầu hết các cuộc tấn công của đạn RPG-7 đều bị Trophy ngăn chặn thành công từ khoảng cách án toàn cho xe tăng và kíp lái", chuyên gia Mỹ nói.

Chuyen gia My bot tu tin khi noi ve ten lua Nga
Xe tăng Mỹ.

Khi trả lời lời câu hỏi về khả năng thành công của hệ thống APS này trong cuộc đối đầu với phiên bản RPG tối tân nhất hiện nay của Nga là RPG-30, vị chuyên gia này cho rằng: "Thành công vẫn có nhưng tỉ lệ đã giảm đi đáng kể".

Chỉ với nhận định trên cũng đủ cho thấy, đối phó với RPG-30 là thách thức thế nào với Trophy dù hệ thống phòng vệ này được giới thiệu có thể đánh chặn mọi loại tên lửa chống tăng tiên tiến hiện nay.

Điều khiến chuyên gia hàng đầu của Mỹ khá khiêm tốn khi nói về khả năng của Trpphy với RPG-30 bởi vũ khí này của Nga được cho là có khả năng vô hiệu lớp bảo vệ trang bị trên các loại xe tăng hiện đại như Merkava của Israel, Abrams của Mỹ.

Khi một tên lửa chống tăng hay đạn pháo chống tăng đối phương bắn vào xe, máy tính của Trophy gắn trên xe dựa vào tín hiệu thu được về tên lửa thông qua radar và hệ thống cảm biến sẽ thiết lập tính toán quỹ đạo bay, góc độ mà tên lửa sẽ tiếp cận xe tăng.

Khi mối đe dọa được xác định, máy tính sẽ tính toán thời gian và kích nổ hệ thống phóng các viên kim loại nhỏ về phía tên lửa chống tăng và vô hiệu hóa nó ở khoảng cách an toàn. Hệ thống kích nổ bố trí hai bên hông của xe, sử dụng một tay nạp tự động đặt bên trong xe. Cánh tay được lập trình sẵn để hướng vụ nổ về phía mục tiêu.

 

Trong trường hợp tên lửa chống tăng không bị phá hủy hoàn toàn, năng lượng từ vụ nổ cũng làm giảm đáng kể, khiến quả đạn không thể thực hiện nhiệm vụ xuyên thủng vỏ giáp như mong muốn.

Dù APS có khả năng đánh chặn mẫu mực nhưng trước RPG-30, không chỉ Mỹ mà cả Israel cũng đang loay hoay tìm cách đối phó hiệu quả hơn bởi vũ khí chống tăng sở hữu cách tấn công không giống bất kỳ vũ khí nào và nó hoàn toàn có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng vệ.

Thành phần của RPG-30 gồm 2 ống phóng song song. RPG-30 sử dụng đạn của súng phóng lựu RPG-29 bố trí trước sau chủng xuyên lõm PG-29V. Ngoài ra RPG-30 còn bổ sung tên lửa, mục đích để loại bỏ giáp phản ứng nổ chủ động.

Khi bắn tên lửa sẽ lao vào mục tiêu và "hy sinh" dưới tác động của giáp phản ứng nổ chủ động, bay tiếp sau tên lửa là quả đạn PG-29V với khả năng xuyên giáp tới 650mm hoàn toàn có thể đánh bại tăng Merkava của Israel.

Điều làm nên sự đặc biệt của hệ thống chống tăng này là 2 quả đạn tấn công gần như song song. Ngay khi hệ thống Trophy kích hoạt đánh chặn quả thứ nhất, đầu đạn thứ 2 đã lao đến. Khoảng thời gian này đã được các nhà thiết kế Nga tính toán sao cho vừa đủ để hệ thống APS đối phương chưa kịp kích hoạt liều đánh chặn tiếp theo.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm