Quốc tế

Mỹ tăng tầm bắn cho PrSM lên 1.600 km

Thay vì dưới 500 km như khi Hiệp ước INF còn hiệu lực, Mỹ vừa công bố kế hoạch tăng tầm cho tên lửa thuộc chương trình PrSM lên tới 1.600 km.

Điểm lại những thí nghiệm quân sự khó tin của Mỹ trong thế kỷ 20 / Mỹ tuyên bố điều tàu chiến đến Biển Đen để triển khai thường trực

Trang Breaking Defense dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện cơ quan này đang chuẩn bị cho kế hoạch tăng tầm bắn cho vũ khí thuộc chương trình Precision Strike Missile (PrSM) lên hơn gấp ba lần, tức từ mức 500km hiện tại lên 1600 km.

Để nâng tầm bắn, tên lửa PrSM sẽ được trang bị hệ thống động cơ thế hệ mới, nâng cấp hệ thống dẫn đường mà không cần tăng kích thước của tên lửa.

My tang tam ban cho PrSM len 1.600km
Hệ thống PrSM của Mỹ.

Hệ thống động cơ mới co phép tên lửa này có thể phóng được từ nền tảng của những hệ thống pháo phản lực HIMARS hiện có của Mỹ.

"Khi Hiệp ước INF không còn hiệu lực và tên lửa tầm trung không còn bị ràng buộc bởi tầm bắn, chúng tôi có thể tăng tầm cho vũ khí của mình để hoàn thành những nhiệm vụ", nguồn tin cho biết.

Chuyên gia của trang Breaking Defense cho rằng, dù PrSM được tăng tầm bắn gấp hơn 3 lần nhưng vũ khí này vẫn chưa thể sánh với tên lửa 9M729 của Nga - vũ khí bị Mỹ cáo buộc vi phạm INF khi hiệp ước này còn hiệu lực.

Tên lửa 9M729 của Nga được biết đến với tên gọi SSC-8 có tầm bắn tối đa đạt 5.500km. Với tầm bắn như vậy và hành trình bay phức tạp, tên lửa 9M729 của Nga được coi là mối đe dọa với Mỹ mà cả đồng minh châu Âu.

Trong phiên điều trần trước Quốc hội vừa qua, Tướng John Hyten, thuộc Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ cũng có thừa nhận tương tự khi cho rằng, loại tên lửa SSC-8 mà Nga mới triển khai có thể đánh bại các lá chắn phòng thủ của Mỹ và đồng minh châu Âu, nhất là khi phóng với số lượng lớn.

 

Được biết, 9M729 được Nga phát triển và thử nghiệm trong nhiều năm qua, dựa trên phiên bản tên lửa 9M728. Tên lửa 9M729 là phiên bản đặt trên mặt đất của tổ hợp tên lửa hành trình tầm xa trên biển Kalibr-NK, nên nó mang đầy đủ những tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của dòng tên lửa này.

9M729 được trang bị hệ điều khiển và dẫn đường dựa trên quán tính với cảm ứng Doppler điều chỉnh góc tấn công theo hệ thống định vị vệ tinh Glonass và GPS. Ở giai đoạn cuối, đầu tự dẫn radar chủ động trên tên lửa sẽ được kích hoạt, tự động tìm kiếm và lao vào tấn công mục tiêu bằng đầu đạn nặng tới 450kg.

Tên lửa được phóng ở trạng thái thẳng đứng với sự trợ giúp của động cơ nhiên liệu rắn có tác dụng tăng lực đẩy sau khi phóng. Sau đó, động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy sẽ đưa tên lửa vượt hàng nghìn km tới mục tiêu với tốc độ bay cận âm.

Về thiết kế, 9M729 được sản xuất theo nguyên lý khí động học thông thường với hai cánh được gấp lại trong thân khi di chuyển. 9M729 có thể dễ dàng vượt qua hệ thống phòng không của đối phương bằng hành trình bay phức tạp với nhiều lần chuyển hướng ở độ cao rất thấp.

Điểm khác biệt duy nhất giúp 9M729 khẳng định được uy lực so với phiên bản Kalibr-NK lắp đặt trên tàu chiến chính là tầm bắn. Nếu như Kalibr-NK có tầm bắn tối đa khoảng 2.500 km thì 9M729 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến trên 5.400 km.

 

Đặc biệt, theo nguồn tin tình báo Mỹ, 9M729 còn được Nga phát triển với khả năng mang được đầu đạn hạt nhân. Và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ và đồng minh châu Âu đang phát sốt với tên lửa 9M729.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm