Pháo tự hành CAESAR chính thức "lỡ hẹn" với Lục quân Việt Nam?
RPO-A Shmel và MATADOR của Bộ đội Việt Nam, vũ khí nào mạnh hơn? / Vì sao trong kho chiến lợi phẩm của Việt Nam thiếu vắng pháo tự hành M110 203mm?
Trong tháng 3 năm 2015, các trang tin quân sự nước ngoài cho biết, Tập đoàn chế tạo vũ khí Nexter của Pháp đang tích cực xúc tiến thương vụ bán tới 108 hệ thống pháo tự hành bánh lốp tiên tiến cỡ 155 mm CAESAR cho Việt Nam, giai đoạn đầu sẽ cung cấp trước 18 khẩu.
Thông tin trên xuất hiện khi Việt Nam bắt đầu cho thấy ý định đầu tư cho Lục quân tiến lên hiện đại sau một thời gian dài tập trung toàn lực cho Hải quân, Phòng không - Không quân và Thông tin liên lạc, vì vậy nó đã thu hút được sự chú ý rất lớn từ những người theo dõi tình hình quốc phòng.
Việc Việt Nam tỏ ý quan tâm đến hệ thống vũ khí do phương Tây sản xuất sử dụng cỡ đạn khác biệt với loại đang có trong biên chế cũng không bị cho là bất thường vì chúng ta đang thực hiện chủ trương đa dạng hóa vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự.
Khẩu đội pháo tự hành bánh lốp CAESAR cỡ 155 mm của Quân đội Pháp đang tác xạ. Ảnh: Defence Blog.
Nhưng sau khi sự háo hức ban đầu qua đi, mọi việc có vẻ như diễn biến một cách rất chậm chạp, chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy hợp đồng sẽ sớm được ký kết như kỳ vọng của người Pháp.
Vấn đề không đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật rõ ràng là yếu tố gây trở ngại, nhất là khi các loại đạn 155 mm dùng cho pháo tự hành CAESAR (cả đạn thường lẫn đạn có điều khiển) có đơn giá rất cao, trong khi phía bạn chưa cho thấy ý định đồng ý hỗ trợ công nghệ sản xuất.
Sau đó có những dự đoán cho rằng có thể Việt Nam sẽ bỏ qua phiên bản sử dụng khung gầm xe tải bánh lốp 6x6 thông dụng để chờ đợi biến thể hạng nặng 8x8 được bọc thép và có khả năng tự động hóa cao hơn, nhưng đáng tiếc rằng cũng không có thêm bất cứ tiến triển nào.
Phiên bản hạng nặng của pháo tự hành CAESAR sử dụng khung gầm 8x8, nó có mức độ tự động hóa rất cao. Ảnh: Nexter.
Đến lúc này, viễn cảnh dự án đặt mua pháo tự hành CAESAR của Pháp sẽ lâm vào tình cảnh tương tự tàu hộ vệ tên lửa tàng hình SIGMA 9814 đã trở thành hiện thực, khả năng rất lớn là nó sẽ không thể có mặt tại Dải đất hình chữ S.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn có những yếu tố tác động khác như hiện Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình tự hành hóa các loại pháo xe kéo với cỡ nòng từ 105 mm trở lên bằng cách tích hợp chúng lên cả khung gầm xe tải bánh lốp lẫn bánh xích.
Bên cạnh đó, một sản phẩm các đến từ Israel có tính năng kỹ chiến thuật tương tự CAESAR chính là ATMOS 2000 đã có mặt tại khu vực Đông Nam Á. Đối tác Do Thái luôn tỏ ra là người dễ chịu, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu từ khách hàng kể cả cung cấp công nghệ phục vụ sản xuất trong nước.
Điển hình cho ví dụ trên là trường hợp của Thái Lan, sau khi mua một lượng nhỏ pháo CAESAR thì họ đã ngừng lại và ký hợp đồng mua công nghệ để chế tạo ATMOS 2000 ngay tại chỗ.
Bởi vậy sau khi xem xét lại các yếu tố tác động, sẽ không ngạc nhiên nếu Việt Nam hủy bỏ ý định mua pháo CAESAR của Pháp và thay thế bằng một chủng loại phù hợp hơn với nhu cầu của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025