Quốc tế

Pháo tự hành M2018 của Triều Tiên là một trong những vũ khí bí ẩn nhất thế giới

Pháo tự hành M2018 đã được Quân đội Triều Tiên giới thiệu trong lễ duyệt binh và thu hút sự quan tâm lớn từ giới truyền thông.

Hệ thống Iris-T SLM có đối phó được Kalibr, Kh-101? / 'Tiêm kích Mỹ không phải là vũ khí thần kỳ'

Pháo tự hành M2018 là vũ khí đầy bí ẩn của Quân đội Triều Tiên, ngay cả cỡ nòng của nó là 152 mm hay 155 mm vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia quân sự quốc tế.

Pháo tự hành M2018 là vũ khí đầy bí ẩn của Quân đội Triều Tiên, ngay cả cỡ nòng của nó là 152 mm hay 155 mm vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia quân sự quốc tế.

Ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên đã và đang sản xuất nhiều hệ thống pháo kéo và pháo tự hành. Trong hầu hết các trường hợp, những vũ khí này là bản sao dựa trên các thiết kế của Liên Xô với cỡ nòng 122, 130 và 152 mm.

Ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên đã và đang sản xuất nhiều hệ thống pháo kéo và pháo tự hành. Trong hầu hết các trường hợp, những vũ khí này là bản sao dựa trên các thiết kế của Liên Xô với cỡ nòng 122, 130 và 152 mm.

Đồng thời, các lực lượng vũ trang CHDCND Triều Tiên còn vận hành pháo tự hành 170 mm độc đáo của riêng họ, được gọi là Koksan hoặc M1989. Giới chuyên môn tin rằng chúng là cách để tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 60.000 mét.

Đồng thời, các lực lượng vũ trang CHDCND Triều Tiên còn vận hành pháo tự hành 170 mm độc đáo của riêng họ, được gọi là Koksan hoặc M1989. Giới chuyên môn tin rằng chúng là cách để tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 60.000 mét.

Vào tháng 9 năm 2018, tại Bình Nhưỡng, trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập CHDCND Triều Tiên, lần đầu tiên pháo tự hành M2018, bề ngoài rất giống với các phương tiện quân sự cùng loại của nước ngoài đã được trình diễn.

Vào tháng 9 năm 2018, tại Bình Nhưỡng, trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập CHDCND Triều Tiên, lần đầu tiên pháo tự hành M2018, bề ngoài rất giống với các phương tiện quân sự cùng loại của nước ngoài đã được trình diễn.

 

Trước hết, chiều dài của nòng pháo tự hành M2018 đã thu hút sự chú ý. Theo các chuyên gia, đạn tăng tầm lắp tầng đẩy phụ bắn ra từ chúng có thể đạt tầm xa 40.000 mét, hoặc hơn thế nữa.

Trước hết, chiều dài của nòng pháo tự hành M2018 đã thu hút sự chú ý. Theo các chuyên gia, đạn tăng tầm lắp tầng đẩy phụ bắn ra từ chúng có thể đạt tầm xa 40.000 mét, hoặc hơn thế nữa.

Mẫu pháo tự hành này mang đầy đủ những đặc điểm nhận biết của sản phẩm có xuất xứ từ ngành công nghiệp quân sự Triều Tiên khi có bố cục cổ điển - động cơ ở phía trước, tháp pháo đồ sộ với cửa ra vào hai bên được đưa về phần đuôi.

Mẫu pháo tự hành này mang đầy đủ những đặc điểm nhận biết của sản phẩm có xuất xứ từ ngành công nghiệp quân sự Triều Tiên khi có bố cục cổ điển - động cơ ở phía trước, tháp pháo đồ sộ với cửa ra vào hai bên được đưa về phần đuôi.

Trong lần trình diễn đầu tiên, trên nóc khoang chiến đấu, súng phóng lựu tự động hai nòng và hệ thống tên lửa phòng không vác vai với ống phóng kép đã được lắp đặt làm vũ khí bổ sung.

Trong lần trình diễn đầu tiên, trên nóc khoang chiến đấu, súng phóng lựu tự động hai nòng và hệ thống tên lửa phòng không vác vai với ống phóng kép đã được lắp đặt làm vũ khí bổ sung.

 

Tại cuộc duyệt binh diễn ra vào tháng 2 năm nay, chỉ có súng phóng lựu được sắp xếp lại trên tháp pháo, lệch về phía trái. Khung xe có 6 bánh chịu lực mỗi bên, giống với xe tăng chiến đấu chủ lực của Triều Tiên.

Tại cuộc duyệt binh diễn ra vào tháng 2 năm nay, chỉ có súng phóng lựu được sắp xếp lại trên tháp pháo, lệch về phía trái. Khung xe có 6 bánh chịu lực mỗi bên, giống với xe tăng chiến đấu chủ lực của Triều Tiên.

Theo ghi nhận của nhiều nhà báo và chuyên gia quân sự quốc tế, mặc dù thực tế là khẩu pháo tự hành này đã được

Theo ghi nhận của nhiều nhà báo và chuyên gia quân sự quốc tế, mặc dù thực tế là khẩu pháo tự hành này đã được "khai hỏa" cách đây gần 5 năm, nhưng nó vẫn là bí mật ở nhiều khía cạnh.

Ví dụ, cỡ nòng vẫn chưa được biết chính xác và các tranh cãi vẫn đang tiếp diễn: một số chuyên gia tin rằng nòng 152 mm đã được sử dụng, những người khác lại cho rằng con số là 155 mm.

Ví dụ, cỡ nòng vẫn chưa được biết chính xác và các tranh cãi vẫn đang tiếp diễn: một số chuyên gia tin rằng nòng 152 mm đã được sử dụng, những người khác lại cho rằng con số là 155 mm.

 

Sở dĩ có khả năng Triều Tiên chọn cỡ nòng 155 mm bởi đây là xu hướng đang được ưa chuộng trên thế giới, đạn 155 mm chuẩn NATO cũng tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn hẳn loại 152 mm theo hệ Liên Xô.

Sở dĩ có khả năng Triều Tiên chọn cỡ nòng 155 mm bởi đây là xu hướng đang được ưa chuộng trên thế giới, đạn 155 mm chuẩn NATO cũng tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn hẳn loại 152 mm theo hệ Liên Xô.

Hình mẫu để Triều Tiên học tập có thể chính là Trung Quốc, khi Bắc Kinh đang chế tạo các mẫu pháo tự hành thế hệ mới nhất của mình đều theo cỡ nòng 155 mm, ngoài phục vụ nhu cầu bản thân thì còn thuận tiện hơn cho việc xuất khẩu.

Hình mẫu để Triều Tiên học tập có thể chính là Trung Quốc, khi Bắc Kinh đang chế tạo các mẫu pháo tự hành thế hệ mới nhất của mình đều theo cỡ nòng 155 mm, ngoài phục vụ nhu cầu bản thân thì còn thuận tiện hơn cho việc xuất khẩu.

Chuyên gia quân sự người Nga Yuri Lyamin cho biết:

Chuyên gia quân sự người Nga Yuri Lyamin cho biết: "Nhiều người nói rằng chúng ta đang đề cập đến các sản phẩm chế tạo hàng loạt, hiện đang được cung cấp cho Quân đội Triều Tiên".

 

"Tôi sẽ không ngạc nhiên khi một loại đạn dược đặc biệt đang được, hoặc đã được tạo ra, nhất là khi các nhà khoa học Triều Tiên đã thành công đáng kể trong việc chế tạo kể cả vũ khí hạt nhân".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm