Quốc tế

Pháp chỉ đủ đạn dược trong 2-3 ngày chiến sự

Theo Cyril de Lattre, chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp, quân đội nước này không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraine.

ISW: Nga chuẩn bị sẵn sàng ứng phó xung đột quy mô lớn với NATO / Lầu Năm Góc: Mỹ có thể gửi thêm quân tới Ukraine

Pháo tự hành CAESAR tại Ukraine.
Pháo tự hành CAESAR tại Ukraine.

Không dám mạo hiểm

Nhận định của Cyril de Lattre đưa ra khi bình luận về những tuyên bố của Tổng thống Emmanuel Macron về việc đưa quân đến Ukraine:

"Quân đội Pháp không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến cường độ cao ở Ukraine, thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày".

Trước đó, Tổng thống Macron nói về khả năng gửi quân tới Ukraine, đồng thời tuyên bố Pháp "không có giới hạn hay ranh giới đỏ" về vấn đề hỗ trợ Kiev. Lời nói của ông bị một số đối tác NATO, bao gồm cả Đức, cũng như các lực lượng chính trị ở Pháp chỉ trích gay gắt.

"Tiềm lực quân sự của Pháp không đủ để tiến hành một cuộc chiến cường độ cao ở Ukraine. Ngoài ra, những gì đang xảy ra ở Ukraine thực chất là kết quả của sự thất bại toàn diện của NATO và phương Tây nói chung.

 

Quân đội Pháp bị cắt giảm đến mức tối thiểu. Chúng tôi có tối đa hai hoặc ba ngày đạn dược trong một cuộc chiến tranh cường độ cao", chuyên gia de Lattre nói.

Theo ông, đây là lý do tại sao Tổng thống Macron sẽ không bao giờ mạo hiểm gửi quân chính quy đến Ukraine để tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột với Nga.

"Mặt khác, Tổng thống Pháp có thể sử dụng các đơn vị lực lượng đặc biệt ở Ukraine. Điều này đã xảy ra, đặc biệt là ở biên giới Ukraine — Moldovia - Romania, nhằm cố gắng bảo vệ cảng biển Odessa, để cung cấp vũ khí cần thiết cho Kiev", chuyên gia lưu ý.

Cyril de Lattre còn cho biết, nếu triển khai quân đến khu vực chiến sự Ukraine, lực lượng Pháp sẽ bị Nga coi là mục tiêu ưu tiên để tấn công. Điều này đã xảy ra trong cuộc tấn công của Nga hôm 15/4 đối với nhóm chuyên gia Pháp.

"Ở Slavyansk xảy ra một vụ nổ lớn lúc 7 giờ sáng, đạn bắn trúng mục tiêu đã định, nơi lính pháo binh Ukraine và chuyên gia người Pháp vận chuyển pháo tự hành CAESAR (vũ khí Pháp chuyển giao)", điều phối viên hoạt động bí mật của Nga tại Nikolaev, ông Sergei Lebedev nói.

 

Chuyên gia Pháp cho rằng, nếu quyết định đưa quân đến Ukraine được Pháp thực hiện, những cuộc tấn công tương tự như hôm 15/4 sẽ được Nga ưu tiên tiến hành.

Vũ khí tồi

Một lý do khác khiến Pháp không muốn tham gia một cuộc chiến toàn diện và trực tiếp với Nga là hình ảnh PR tiêu cực về vũ khí của Pháp trên thị trường thế giới nếu bị phá hủy trong trận chiến.

"Nếu bạn gửi các loại vũ khí hiện đại như xe tăng Leclerc của Pháp hay máy bay chiến đấu Rafale, chúng sẽ bị vũ khí Nga phá hủy, giống như xe tăng Leopard của Đức và xe tăng Abrams của Mỹ thường xuyên bị tiêu diệt", de Lattre nói.

Theo ông, hy vọng duy nhất của Tổng thống Macron là sự tham gia của lực lượng NATO vào cuộc xung đột.

 

Chuyên gia cho biết: "Nhưng chúng tôi biết một phần Liên minh Châu Âu sẽ không thực hiện lời kêu gọi của ông Macron. Người Mỹ cũng đã nói họ sẽ không ủng hộ kế hoạch ông ấy".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm