Quốc tế

Quân đội Trung Quốc có thể bất bại khi được trang bị công nghệ 6G?

Khi công nghệ 6G được đưa vào sử dụng trong quân đội, nó chắc chắn sẽ có tác động lớn đến các hoạt động chiến tranh và Trung Quốc đang rất tham vọng.

Nhật Bản nhắm mục tiêu tên lửa chống hạm siêu thanh: 'Đối trọng' hoạt động hải quân Trung Quốc / Trung Quốc giật mình khi Đài Loan thử thành công tên lửa hành trình cực mạnh

Trung Quốc đã thảo luận về việc sử dụng công nghệ viễn thông 6G để hiện đại hóa lực lượng chiến đấu của mình, mặc dù nước này mới bắt đầu thực hiện công nghệ 5G và mạng 6G hiện mới chỉ tồn tại trong các nghiên cứu lý thuyết.
Tham vọng quân sự to lớn của Bắc Kinh
Về vấn đề này, các nhà quan sát cho biết vẫn còn những câu hỏi xung quanh việc Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) có thể gánh vác một sự chuyển đổi đầy tham vọng và thách như vậy hay không và công nghệ không dây thế hệ thứ sáu bao giờ thì có thể được áp dụng trước khi đặt ra vấn đề PLA có thể trở lên “bất bại” trước các đối thủ.
Một bài báo có tiêu đề “Nếu 6G được sử dụng trong chiến trường tương lai”, được xuất bản bởi trang thông tin quốc phòng Trung Quốc của PLA, cho biết mạng 6G ​​có lợi thế công nghệ khác biệt và tiềm năng phong phú cho các ứng dụng quân sự khi so sánh với 5G.
“Khi công nghệ 6G được đưa vào sử dụng trong quân đội, nó chắc chắn sẽ có tác động lớn đến các hoạt động quân sự, như lập kế hoạch chiến tranh, phát triển trang thiết bị và tối ưu hóa các kênh liên lạc chiến trường” - bài báo cho biết.
Những năm gần đây, công nghệ không người lái tích hợp nền tảng công nghệ 4 -5G đã được Trung Quốc khai thác tốt trong các chương trình nghiên cứu và phát triển trang bị - phương tiện quân sự.
Thúc đẩy việc áp dụng dần dần 6G trong quân đội có thể là một trong những trọng tâm chính để các lực lượng vũ trang Trung Quốc thích nghi với những thay đổi mới trong lĩnh vực quân sự trong tương lai.
Các thuật ngữ 6G và 5G đề cập đến thế hệ mạng không dây di động thứ sáu và thứ năm. Trong khi mạng 5G có tốc độ truyền dữ liệu lớn hơn ít nhất 10 lần so với mạng 4G (được tung ra thị trường vào năm 2009) thì mạng 6G được hình dung là có tốc độ lớn hơn 10 lần so với 5G.
Trung Quốc chính thức ra mắt mạng 5G vào tháng 11/2020. Các chuyên gia công nghệ thông tin và nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng 6G có thể được chính thức sử dụng vào năm 2030.
Bài báo cho biết lợi ích tiềm năng của mạng 6G vượt xa tốc độ truyền dữ liệu hiện tại. Điều đó cho phép truy cập internet tốt hơn, tốc độ truyền – tải cao, độ trễ thấp và băng thông rộng sẽ mang lại những tiến bộ quân sự, như thu thập thông tin tình báo, mô phỏng các hoạt động chiến đấu và cung cấp hỗ trợ hậu cần chính xác.
Dựa trên mạng 6G, chỉ huy chiến trường có thể đưa ra quyết định đúng đắn một cách nhanh chóng sau khi khai thác và phân tích dữ liệu khổng lồ trên mặt đất, bài báo của PLA cho biết.
Trong khi đó, một báo cáo của National Defense News – trang thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, các đơn vị chiến đấu có thể có được thông tin cụ thể và tức thời về các vị trí - thiết bị của quân đội mình, cho phép lực lượng tác chiến thực hiện các kế hoạch hậu cần, hỗ trợ phù hợp.
Trung Quốc chính thức bắt đầu nghiên cứu công nghệ viễn thông 6G vào đầu tháng 11, theo thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ nước này.
Bộ trên nói rằng họ có hai đội giám sát nghiên cứu 6G. Một đội gồm các cơ quan chính phủ phụ trách thực thi công nghệ 6G, trong khi bộ kia gồm có 37 chuyên gia từ các trường đại học, tổ chức khoa học và tập đoàn làm nhiệm vụ tư vấn kỹ thuật cho chính phủ.
Trung Quốc đã thảo luận về việc sử dụng công nghệ viễn thông 6G để hiện đại hóa lực lượng chiến đấu của PLA, mặc dù nước này mới bắt đầu thực hiện công nghệ 5G và 6G chỉ tồn tại trong các nghiên cứu.
Ông Wang Xi, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cho biết vẫn chưa rõ 6G sẽ được áp dụng như thế nào hoặc các chỉ số chính của nó là gì, nhưng Trung Quốc rất coi trọng nghiên cứu và phát triển các công nghệ tương lai và đang nỗ lực tạo ra những bước đột phá .
Không phải là nước duy nhất nghiên cứu 6G
Tháng 2 năm ngoái, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rằng ông muốn, công nghệ 5G và thậm chí là 6G, tại Hoa Kỳ sẽ được thúc đẩy càng sớm càng tốt.
Nhật Bản gần đây cũng đã tham gia cuộc đua nghiên cứu 6G. Hồi tháng 1/2020, chính quyền Tokyo đã công bố kế hoạch dẫn dắt các nỗ lực tiêu chuẩn hóa và nghiên cứu các thách thức mà mạng 6G có thể đưa ra.
Timothy Heath, nhà nghiên cứu quốc phòng cao cấp tại tổ chức Rand Corporation, một nhóm chuyên gia cố vấn chuyên về các vấn đề phòng thủ của Hoa Kỳ, cho biết, mặc dù kế hoạch của Trung Quốc đầy tham vọng, nhưng sẽ thật nguy hiểm để Bắc Kinh đạt được quá nhiều thứ cùng một lúc.
“PLA hiện vẫn đang xây dựng một quân đội hợp thành theo mô hình tổ chức cơ bản, hiện đại sau nhiều thập kỷ hoạt động như một lực lượng có hàm lượng công nghệ thấp, kỹ năng kém, ông Timothy Heath nói.
Quân đội Trung Quốc cũng đang đấu tranh để kiểm soát vấn nạn tham nhũng và cải thiện chất lượng đào tạo và huấn luyện các lực lượng chiến đấu.
Cho đến khi PLA đạt được mục tiêu tuyển mộ, đào tạo và quản lý một lực lượng nhân sự giỏi và không tham nhũng, sẽ có giới hạn về mức độ mà PLA có thể hấp thụ công nghệ cực kỳ tiên tiến.
Ông Timothy Heath nói rằng, cũng như đã từng xảy ra với công nghệ 5G (ít được đề cập), các cuộc thảo luận về việc sử dụng 6G trong quân đội và chiến tranh hiện đang được suy đoán.
Yang Zi, một nhà phân tích cao cấp của Chương trình Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Nam Vang, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Singapore, cho biết, các công nghệ mới luôn được làm nổi bật trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc khi nước này đầu tư nhiều vào các tham vọng nghiên cứu và phát triển công nghệ để thực hiện tham vọng chiến lược là vượt xa Hoa Kỳ.
Chúng tôi đã nhận thấy rằng Trung Quốc đạt được tiến bộ rõ ràng trong công nghệ trí tuệ nhân tạo, mạng 5G, công nghệ lượng tử, công nghệ không người lái và siêu máy tính. Nhưng nhìn chung, Mỹ vẫn dẫn đầu về các công nghệ mới, ông Yang Zi nhận định.
6G sẽ cung cấp cho các nhà vận hành quyền kiểm soát lớn hơn đối với các cỗ máy quân sự không người lái vốn sẽ đóng vai trò quan trọng, đi đầu trong các cuộc chiến trong tương lai, chuyên gia Yang Zi nói thêm, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng:
“Tuy nhiên, chúng ta cũng phải ghi nhớ rằng sự kiểm soát lớn hơn từ phía lãnh đạo, chỉ huy cấp cao có thể làm suy yếu sự chủ động và sáng tạo của các lực lượng đang trực tiếp chiến đấu trên chiến trường”.
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm