Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (22/9): Tên lửa hành trình Kh-101 phóng đi từ máy bay Tu-95MS bị bắn hạ

Quân sự thế giới hôm nay (22/9) có những thông tin chính sau: Tên lửa hành trình Kh-101 phóng đi từ máy bay Tu-95MS bị bắn hạ; ba thủy thủ tàu ngầm của Nam Phi thiệt mạng khi đang tiếp vận; Mỹ tiếp tục đầu tư hàng tỷ USD vào hệ thống giám sát tàu ngầm có từ thời Chiến tranh Lạnh.

Đan Mạch công bố gói viện trợ quân sự trị giá hơn 800 triệu USD cho Ukraine / Nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ thành thị về quê tìm việc làm

* Tai nạn trong chiến dịch tiếp vận tàu ngầm khiến 3 quân nhân Nam Phi tử nạn

Bộ Quốc phòng Nam Phi chi biết, 3 binh sĩ hải quân Nam Phi đã thiệt mạng và một sĩ quan hải quân cấp cao hiện đang trong tình trạng nguy kịch sau khi 7 thành viên thủy thủ đoàn của một chiếc tàu ngầm bị sóng lớn đánh văng khỏi boong tàu. Vụ tai nạn xảy ra trong chiến dịch tiếp vận khi một chiếc trực thăng Lynx của Không quân nước này đang tìm cách thả vật tư trực tiếp xuống tàu ngầm SAS Manthatisi nổi lên ngoài khơi bờ biển Cape Town.

Chiến dịch tiếp vận ngay lập tức bị đình chỉ và các lực lượng được huy động nhằm triển khai hoạt động cứu hộ. Bảy quân nhân tàu ngầm đều được đưa lên bờ sau đó, nhưng 3 người trong số họ đã tử vong; 4 thủy thủ còn lại hiện đang phải điều trị tại bệnh viện.

Quân sự thế giới hôm nay (22-9): Tên lửa hành trình Kh-101 phóng đi từ máy bay Tu-95MS bị bắn hạ
Hoạt động giải cứu được tiến hành ngay khi vụ tai nạn xảy ra. Ảnh:timeslive.co.za

Bộ Quốc phòng Nam Phi cho biết sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn trong chiến dịch tiếp vận nói trên. Trong số những quân nhân thiệt mạng có một nữ sĩ quan cấp bậc trung úy. Cape Town và các khu vực lân cận bờ biển phía Nam của Nam Phi đang trải qua đợt biển động cực mạnh từ cuối tuần trước do hiện tượng “thủy triều mùa xuân” gây nên.

SAS Manthatisi là một trong ba tàu ngầm lớp Heroine Type 209/1400 do Đức chế tạo và biên chế vào đội tàu hải quân Nam Phi. Tàu ngầm này vừa quay lại hoạt động từ đầu năm nay sau khi kết thúc bảo trì thì xảy ra vụ việc nói trên.

* Tên lửa hành trình Kh-101 phóng đi từ máy bay Tu-95MS bị bắn hạ

Theo Defense Express, trong những tên lửa bị bắn hạ ngày 21/9 ở Ukarinecó tên lửa hành trình Kh-101/Kh-555 phóng đi từ máy bay ném bom Tu-95MS. Defense Express dẫn nguồn thạo tin cho thấy mảnh vỡ còn sót lại của một tên lửa sau khi bị bắn hạ dường như là đầu đạn của tên lửa hành trình Kh-101. Điều đáng ngạc nhiên là bộ phận còn lại này của tên lửa có hình trụ, trong khi hầu hết các bức ảnh từ nguồn mở đều cho thấy tên lửa hành trình Kh-101 có mặt cắt là hình tam giác.

Trên thực tế, đầu đạn là một trong những bộ phận thuộc cấu trúc bên trong của tên lửa và không nhất thiết phải khớp vớihình dạng vỏ bên ngoài của tên lửa. Hình ảnh còn cho thấy đầu đạn bị bắn hạ có hai cặp thanh đỡ kéo dài sang hai bên để gắn vào vỏ tên lửa.

Quân sự thế giới hôm nay (22-9): Tên lửa hành trình Kh-101 phóng đi từ máy bay Tu-95MS bị bắn hạ
Đầu đạn tên lửa Kh-101 bị bắn hạ sau khi phóng đi từ máy bay Tu-95MS. Ảnh: Defense Express

Về vị trí bố trí, loại tên lửa hành tình Kh-101 có mô hình gần giống với tên lửa Kh-55; tức là đầu đạn không nằm ở phần đầu mà nằm phía sau hệ thống dẫn đường của tên lửa. Theo Military Recognition, đầu đạn nổ mạnh của tên lửa hành trình Kh-101 có trọng lượng 400kg nhưng không phải tất cả 400kg này đều là chất nổ thuần túy và vỏ đạn cũng được tính vào trọng lượng này. Hình dạng của tên lửa Kh-101 được thiết kế để mang lại hỏa lực tối đa chống lại các mục tiêu cố định quan trọng dưới mặt đất.

 

* Mỹ tiếp tục đầu tư hàng tỷ USD cho chương trình giám sát tàu ngầm từ thời Chiến tranh Lạnh

Fox News ngày 21/9 đưa tin, Hải quân Mỹ đang đầu tư hàng tỷ USD vào cải tiến hệ thống phát hiện tàu ngầm ở Thái Bình Dương vốn đã được phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh.

Hệ thống Giám sát dưới biển tổng hợp của Mỹ được bắt đầu phát triển vào những năm của thập niên 1950. Vào thời điểm đó, đây là một chương trình tuyệt mật trong Chiến tranh Lạnh nhằm đối phó với những đe dọa dưới mặt nước. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hệ thống này dần rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, Fox News dẫn nguồn thạo tin cho biết hiện nay đội tàu giám sát và hệ thống cáp cảm biến dưới biển lại đang được tăng cường hiện đại hóa, nhằm mục đích trang bị khả năng giám sát bao trùm, bao phủ một khu vực rộng lớn hơn. Ngoài ra, Mỹ cũng đang dự định bán công nghệ này cho Australia.

Chương trình hiện đại hóa hệ thống giám sát tàu ngầm của Mỹ cũng bao gồm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong xử lý dữ liệu giám sát thu thập được nhằm phát hiện các điểm bất thường cũng như nghi vấn tàu nước ngoài đột nhập. Công nghệ trí tuệ nhân tạo giúp thúc đẩy thực hiện công việc giám nhanh hơn nhiều lần so với việc sử dụng nguồn lực con người để phân tích dữ liệu như trước đây.

Quân sự thế giới hôm nay (22-9): Tên lửa hành trình Kh-101 phóng đi từ máy bay Tu-95MS bị bắn hạ
Hải quân Mỹ tiếp tục đầu tư hàng tỷ USD vào hiện đại hóa hệ thống giám sát tàu ngầm có từ thời Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Hải quân Mỹ

Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng bổ sung thêm trang bị, khí tài hiện đại hơn, bao gồm các đội máy bay không người lái tuần tra liên tục nhằm phát hiện dấu hiệu hoạt động của tàu ngầm ở khu vực Thái Bình Dương. Tàu chiến của Hải quân Mỹ cũng có thể được trang bị cảm biến di động có chức năng như một mạng lưới vệ tinh trên biển, có thể được triển khai tới bất cứ nơi nào cần thiết.

 

Trong một điều tra độc lập, Reuters đã phỏng vấn hơn 10 nhân vật trong lực lượng hải quân và nhà thầu quan trọng và rà soát hàng trăm hợp đồng của Hải quân Mỹ. Điều tra cho thấy hiện có ít nhất 30 hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến chương trình giám sát tàu ngầm nói trên đã được ký kết trong 3 năm qua. Những hợp đồng này do Hải quân Mỹ ký kết với với các tập đoàn quốc phòng lớn, các công ty phát triển máy bay không người lái trên biển và công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm