Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (23/12): Nga triển khai Pantsir-SM nâng cấp, Nhật Bản duyệt ngân sách quốc phòng khủng

Quân sự thế giới hôm nay (23/12) có những nội dung sau: Nga triển khai hệ thống Pantsir-SM nâng cấp ở Ukraine, Nhật Bản phê duyệt ngân sách quốc phòng khủng, Armenia sắm hệ thống phòng không Akash của Ấn Độ.

Nỗi lo của Mỹ ngày càng tăng về tên lửa ATACMS viện trợ cho Ukraine / Doanh thu 5 ngày cao điểm mua sắm tại Mỹ lập kỷ lục 40 tỷ USD

* Nga triển khai hệ thống phòng không Pantsir-SM nâng cấp ở Ukraine

Army Recognition dẫn thông tin các nguồn tin của Nga cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-SM nâng cấp với số lượng chưa xác định được cho là đang được triển khai tại Ukraine.

Là biến thể nâng cấp của “quái thú” Pantsir-S1, Pantsir-SM được đánh giá là có khả năng chiến đấu mạnh hơn nhiều phiên bản tiền nhiệm khi có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu nhỏ như máy bay không người lái. Một trong những nâng cấp quan trọng của Pantsir-SM là gia tăng phạm vi phát hiện và tiêu diệt mục tiêu nhờ được kết hợp các công nghệ radar và tên lửa tiên tiến giúp phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 75km, gấp đôi so với Pantsir-S.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Hệ thống phòng không Pantsir-SM được cho là đang được triển khai tại Ukraine. Ảnh: Army Certification

Ngoài ra, Pantsir-SM còn được trang bị tên lửa mới với tốc độ, tầm bắn và độ chính xác cao hơn, cho phép chống lại một cách hiệu quả các mối đe dọa trên không, bao gồm máy bay không người lái bay thấp, đạn dẫn đường chính xác cũng như các vũ khí tấn công trên không truyền thống như máy bay và trực thăng.

Cải tiến mới cũng giúp nâng cao độ chính xác theo dõi và khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Cải tiến này được đánh giá là đặc biệt quan trọng trong môi trường có mối đe dọa cao, nơi hệ thống có thể gặp phải hàng loạt mối đe dọa đến từ nhiều hướng khác nhau.

Pantsir-SM là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn di động dựa trên khung gầm xe tải quân sự KamAZ K-53958 8×8 với buồng lái bọc thép đặt ở phía trước xe, giúp bảo vệ kíp chiến đấu trước sự tấn công của vũ khí nhỏ và mảnh đạn pháo. Phiên bản nâng cấp này được trang bị 10 tên lửa đất đối không dẫn đường để tấn công các mục tiêu xa. Hệ thống có thể phóng tên lửa hai tầng tốc độ cao mới 57E6M-E có tầm bắn tối đa 30km và 57E6-E có tầm bắn từ 15 đến 18km. Đối với mục tiêu trên không tầm ngắn, hệ thống sử dụng 2 khẩu pháo bắn nhanh tự động 2A38M cỡ nòng 30mm.

Khả năng cơ động và hiệu quả triển khai của Pantsir-SM cũng đã được cải thiện, đảm bảo thời gian phản ứng nhanh hơn và khả năng thích ứng trên nhiều loại địa hình khác nhau. Hệ thống này có thể được triển khai chỉ trong 5 phút, thời gian phản ứng là 5 giây. Những cải tiến này làm cho hệ thống trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn trong các tình huống chiến đấu thay đổi nhanh.

* Nhật Bản phê duyệt ngân sách quốc phòng khủng cho năm tài khóa 2024-2025

 

Naval News đưa tin, ngày 22-12, Chính phủ Nhật Bản đã công bố thông qua ngân sách chi tiêu cho năm tài khóa 2024-2025, trong đó mức ngân sách dành cho quốc phòng lên tới 7,95 nghìn tỷ Yen (tương đương khoảng 56 tỷ USD), tăng 16,5% (tương đương 7,93 tỷ USD) so với năm tài khóa hiện tại. Đây là con số kỷ lục thứ 10 liên tiếp trong lịch sử ngân sách quốc phòng của quốc gia Đông Á này.

Theo đó, Nhật Bản sẽ chi 2,6 tỷ USD để đóng 2 tàu chiến mới được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis do Mỹ phát triển để thay thế cho hai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Ashore đã ngừng hoạt động từ năm 2020. Bên cạnh đó, Bộ quốc phòng nước này còn có kế hoạch chi thêm 572 triệu USD cho công tác chuẩn bị thử nghiệm và thiết bị hỗ trợ vận hành.

Bộ này cũng tiết lộ kế hoạch sẽ mua tổng cộng 12 tàu khu trục lớp mới cho Lực lượng Phòng vệ Biển (JMSDF) với 1,2 tỷ USD ngân sách năm tới sẽ được chi để đóng 2 chiếc đầu tiên. Tàu lớp mới này sẽ được trang bị tên lửa tầm xa hơn nhằm tăng cường khả năng chống ngầm và cải thiện khả năng cho các hoạt động hàng hải khác nhau. Các tài liệu được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố ngày 22-12 cho biết tàu FFM lớp mới có lượng giãn nước tiêu chuẩn là 4.800 tấn.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Nhật Bản dự kiến chi 298 triệu USD để cải tiến 2 tàu sân bay trực thăng lớp Izumo là JS Izumo và JS Kaga. Ảnh: Ken Akiyama

Ngoài ra, 298 triệu USD khác dự kiến sẽ được chi để cải tiến 2 tàu sân bay trực thăng lớp Izumo là JS Izumo và JS Kaga. Cụ thể, ngân sách sẽ được dùng để sửa đổi sàn đáp từ hình thang sang hình vuông và trang bị hệ thống định vị hạ cánh cho F-35B trên JS Izumo và nâng cấp thiết bị liên lạc vệ tinh cho JS Kaga.

Nhật Bản cũng dự kiến phân bổ 99 triệu USD để phát triển máy bay tác chiến điện tử nhằm đáp ứng với môi trường tác chiến điện tử ngày càng phức tạp; 532 triệu USD cho các hợp tácvới Mỹ để phát triển thiết bị đánh chặn; 227 triệu USD cho phát triển tên lửa đất đối hạm và đất đối đất dẫn đường chính xác mới. Ngoài ra, trong năm tài khóa tới, quốc gia này cũng có kế hoạch đóng tàu tiếp liệu mới, phát triển triển xe lội nước không người lái và thử nghiệm một số vũ khí, thiết bị mới khác.

 

* Armenia sắm hệ thống phòng không Akash của Ấn Độ

Army Recognition dẫn tin từ Zee Business cho biết, Ấn Độ đang chuẩn bị xuất khẩu 15 hệ thống phòng không Akash sang Armenia như một phần của thương vụ trị giá hơn 600 triệu USD giữa 2 nước. Dự kiến, việc chuyển giao và triển khai các hệ thống này sẽ diễn ra trong vòng 4-5 năm tới.

Việc sắm hệ thống phòng không Akash nằm trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Armenia. Trước đó, nước này cũng đã mua ATAGS 155mm, tên lửa chống tăng và hệ thống chống máy bay không người lái ZADS từ Ấn Độ, cùng nhiều vũ khí tiên tiến từ một số quốc gia khác.

Được nghiên cứu và phát triển bởi Cơ quan Nghiên cứu và thử nghiệm quốc phòng Ấn Độ (DRDO), hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắnAkash chủ yếu dùng để bảo vệ các khu vực dễ bị tổn thương và các cơ sở quan trọng trước các mối đe dọa tiềm ẩn từ trên không. Tính đến năm 2022, đã có tổng số 48 hệ thống được triển khai cho Lực lượng vũ trang Ấn Độ.

Hệ thống phòng không bản địa Akash bao gồm bệ phóng, tên lửa, trung tâm điều khiển, và trung tâm chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính và thông tin tình báo (C4I). Akash có 2 phiên bản là Akash-NG và Akash Prime. Cả 2 đều có tầm hoạt động 27-30km và có thể tấn công các mục tiêu ở độ cao lên tới 20km. Tuy nhiên, Akash Prime được trang bị thêm thiết bị tìm kiếm tần số vô tuyến (RF) chủ động bản địa nhằm giúp cải thiện độ chính xác khi tiêu diệt các mục tiêu trên không.

 

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Hệ thống Akash có thể tấn công các mục tiêu ở độ cao 20km. Ảnh: BDL.

Có kết cấu mở, Akash có thể tương thích với nhiều môi trường phòng không khác nhau. Đặc biệt, hệ thống này được biết đến với khả năng chống lại các thiết bị gây nhiễu chủ động và thụ động, đảm bảo tính hiệu quả trong các điều kiện nhiều thách thức.

Theo nhà khoa học Ravi Kumar Gupta của DRDO, tính linh hoạt là một lợi thế nổi trội của Akash so với các hệ thống khác. Trả lời Eurasian Times, chuyên gia này nói rằng, không giống các tên lửa đất đối không khác chỉ hoạt động ở độ cao và khí hậu nhất định, Akash có thể hoạt động ở “mọi nơi”. Điều này khiến hệ thống này trở nên "đắt khách".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm