Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (3/11): Mỹ không điều quân đến Dải Gaza, Thụy Sĩ mua thêm tên lửa Patriot

Quân sự thế giới hôm nay (3/11/2023) có những nội dung sau: Mỹ khẳng định không triển khai lực lượng tới Dải Gaza, Thụy Sĩ là khách hàng mới nhất mua tên lửa Patriot, Estonia lắp trạm vũ khí có hỗ trợ AI lên robot chiến đấu.

EU chậm tiến độ cung cấp đạn pháo cho Ukraine / Ukraine đặt mục tiêu trở thành 'kho vũ khí' của châu Âu

* Mỹ khẳng định không triển khai lực lượng tới Dải Gaza

TheoThe Hill, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby nhấn mạnh rằng Nhà Trắng không có kế hoạch hay ý định đưa quân đội Mỹ tới Dải Gaza, bây giờ hoặc trong tương lai.

Quân sự thế giới hôm nay (3-11): Mỹ không điều quân đến Dải Gaza, Thụy Sĩ mua thêm tên lửa Patriot
Xe tăng của Israel ở Dải Gaza. Ảnh: The Times of Israel.

Giới chức Washington đang xem xét “một số hình thức hiện diện của lực lượng quốc tế” sau khi giao tranh giảm dần ở Dải Gaza, song khẳng định hiện chưa có quyết định nào được đưa ra. Trước đó, Bloomberg tiết lộ Mỹ và Israel đang thảo luận xem có nên trao “quyền giám sát tạm thời ở Dải Gaza cho các quốc gia trong khu vực với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ, Anh, Đức và Pháp hay không”. Hãng tin này cho biết thêm, các kế hoạch vẫn đang ở giai đoạn đầu và ít nhất 2 lựa chọn khác cũng đang được cân nhắc trong đó có sự tham gia của Liên hợp quốc.

Liên quan đến cuộc xung đột ở Dải Gaza,The Times of Israelđưa tin, quân đội Israel thông báo đã xuyên qua phòng tuyến của Hamas tại Dải Gaza và chiến dịch trên bộ diễn ra đúng kế hoạch. Đây là lần đầu tiên phía Israel tuyên bố xuyên thủng phòng tuyến thứ nhất của Hamas, kể từ khi đưa bộ binh tiến vào dải đất này từ tuần trước. Hiện binh sĩ Israel đang áp sát và tiến hành bao vây Gaza City, thành phố lớn nhất ở Dải Gaza.

Clip lực lượng quân đội Israel tại Dải Gaza. Nguồn: Dailymail

Trong khi đó,Press TVdẫn lời đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya kêu gọi chấm dứt ngay đổ máu trong cuộc xung đột Israel - Hamas nhằm ngăn chặn xung đột lan ra toàn bộ Trung Đông. Nhà ngoại giao Nga cũng khuyến nghị “hãy để các nhà hòa giải tìm ra giải pháp ngoại giao, bao gồm cả việc giải thoát con tin ngay lập tức”.

* Thụy Sĩ là khách hàng mới nhất mua tên lửa Patriot

Defense Newsđưa tin, Thụy Sĩ vừa ký hợp đồng trị giá 331 triệu USD với nhà thầu Lockheed Martin để mua tên lửa phòng không Patriot PAC-3 MSE.

 

Quân sự thế giới hôm nay (3-11): Mỹ không điều quân đến Dải Gaza, Thụy Sĩ mua thêm tên lửa Patriot
Một hệ thống Patriot khai hỏa. Ảnh: Military Leak

Mặc dù chưa tiết lộ số lượng đạn tên lửa, nhưng đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Bern và Washington nhất trí về việc mua bán Patriot. Theo đó, Thụy Sĩ đã mua 70 tên lửa Patriot PAC-2 GEM vào năm 2020 và 72 tên lửa Patriot PAC-3 MSE vào năm ngoái.

Quân đội Thụy Sĩ muốn sử dụng tên lửa PAC-3 MSE, với tầm bắn ngắn hơn biến thể tiền nhiệm Patriot PAC-3 bản tiêu chuẩn nhưng có hành trình bay cơ động hơn, để đánh chặn tên lửa tầm ngắn cũng như phòng thủ trước máy bay, máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Tên lửa bắt đầu được giao hàng từ năm 2026.

Đến nay, Thụy Sĩ là quốc gia thứ 15 trên thế giới sở hữu tên lửa Patriot PAC-3 MSE. Patriot là hệ thống tên lửa phòng không đa năng với tầm bắn xa nhất từ 70 đến 160km, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay của mục tiêu lên đến 24km., trong đó PAC-3 MSE được đánh giá là phiên bản mạnh nhất ở thời điểm hiện tại của hệ thống Patriot. Tên lửa này có chiều dài 5,21m, trọng lượng 312kg, được trang bị một động cơ kép xung lực, có thể tiêu diệt tên lửa đang bay tới ở độ cao 40km với tốc độ bay đạt Mach 5, tương đương hơn 6.100km/giờ.

* Estonia lắp trạm vũ khí có hỗ trợ AI lên robot chiến đấu

Army Technologycho biết, hãng Milrem Robotics của Estonia đã giới thiệu một phương tiện mặt đất không người lái (UGV) kết hợp giữa robot chiến đấu THeMIScủa mình với trạm vũ khí điều khiển từ xa Hitrole từ nhà thầu Leonardo của Italy.

 

Quân sự thế giới hôm nay (3-11): Mỹ không điều quân đến Dải Gaza, Thụy Sĩ mua thêm tên lửa Patriot
Trạm vũ khí Hitrole. Ảnh: The Defense Post

Được biết, trạm vũ khí Hitrole được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động thu thập, nhận dạng và theo dõi mục tiêu, đồng thời có thể mang theo đa dạng các loại vũ khí như súng máy 7,62mm và 12,7mm hoặc súng phóng lựu 40mm. Hiện Leonardo đã cung cấp trên 300 trạm vũ khí này cho các nền tảng chiến đấu khác nhau trên thế giới.

Trong khi đó, THeMIScũng không hề tỏ ra kém cạnh khi đang có mặt tại 16 quốc gia, bao gồm 8 nước thành viên NATO. Bộ khung cơ bản của THeMISchỉ bao gồm 1 cặp bánh xích nằm ở hai bên của một giá đỡ trung tâm. Mỗi bánh xích được điều khiển độc lập bởi hệ thống điện tử riêng và vận hành bằng điện hoặc động cơ diesel. Các thành phần trên hình thành nên một phương tiện kích thước 2,5x2x0,6m, nặng 700kg, tải trọng khoảng 700kg, vận tốc tối đa 50km/giờ và hoạt động liên tục 8 giờ sau khi sạc đầy pin hoặc 1 bình nhiên liệu đầy. Nó có thể được điều khiển từ xa hoặc tự động thực hiện nhiệm vụ.

Sản phẩm mới của Milrem Robotics và Leonardo được mở rộng nhiệm vụ hơn, bao gồm giám sát, tuần tra, chống bắn tỉa, hỗ trợ hỏa lực, vận tải ra chiến trường... đồng thời hứa hẹn sẽ thu hút được thêm nhiều khách hàng tiềm năng trong bối cảnh thị trường UGV chiến đấu toàn cầu đang ghi nhận những bước phát triển đáng khích lệ khi giá trị ước tính tăng từ 223 triệu USD năm 2022 lên 363 triệu USD vào đầu thập kỷ tới.

Vũ khí - Khí tài

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm