Quốc tế

Radar mạnh ngang F-35 có giúp Typhoon cải thiện sức mạnh?

Sau khi hoàn thành trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) Captor-E, tiêm kích Typhoon của Đức có khả năng phát hiện mục tiêu tương đương F-35.

Mỹ gặp khó khi hoàn thiện vũ khí cho F-35 / Báo Mỹ: F-22 và F-35 dễ bị tổn thương trước hệ thống tác chiến điện tử Nga

Hãng Airbus vừa ký bản hợp đồng với Không quân Đức nâng cấp toàn bộ phi đội tiêm kích Typhoon với hệ thống radar Captor-E. Không rõ giá trị của thương vụ này nhưng trước khi chính thức được ký kết, Captor-E đã vượt qua tất cả các cuộc thử nghiệm nghiêm ngặt nhất với khả năng phát hiện mục tiêu cực ấn tượng.

Radar manh ngang F-35 co giup Typhoon cai thien suc manh?
Tiêm kích Typhoon bay cùng F-35.

Nhà sản xuất cho biết, Captor-E là loại radar có khả năng phát/thu các sóng vô tuyến riêng biệt từ những module giao thoa trên ăng ten. Các phần tử trên ăng ten radar AESA này có thể thay đổi tần số 1.000 lần/giây.

Những chùm tia phát đi không hoạt động ở một tần số cố định nào nên rất khó phát hiện. Đây là một trong những tính năng quan trọng để áp dụng trên máy bay tàng hình. Nhờ các phần tử thu/phát độc lập trên ăng ten nên radar AESA có độ chính xác rất cao trong phát hiện và bám bắt mục tiêu.

Radar Captor-E phát hiện được mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) rất nhỏ. Ngoài ra, nó còn có thể tập trung nguồn phát làm quá tải các hệ thống trinh sát điện từ của đối phương. Điều này khiến radar Captor-E đảm nhiệm được vai trò của một vũ khí viba.

Các module thu/phát độc lập còn cho phép radar Captor-E phát hiện và theo dõi đồng thời rất nhiều mục tiêu cùng lúc. Do không tập trung vào một tần số cụ thể nào nên radar Captor-E rất khó bị gây nhiễu. Công nghệ radar của Captor-E được nhận định là một chuẩn mực cho máy bay chiến đấu hiện đại.

Và đây chính là công nghệ hot mà các cường quốc trên thế giới đang đua nhau phát triển. Trong đó, Mỹ, Israel và Nga là những quốc gia đạt được nhiều thành tựu nhất, Trung Quốc cũng tuyên bố đã phát triển thành công radar AESA với tên gọi Type 1475.

 

Giới quân sự Đức tin rằng, một khi hệ thống radar tối tân này được trang bị chính thức, tiêm kích Typhoon sẽ có khả năng tác chiến không thua kém gì tiêm kích F-35 trong khi lại vượt trội ở khả năng cơ động.

Tuyên bố của phía đức đã khá rõ ràng nhưng theo giới chuyên gia, giữa tuyên bố và năng lực thực tế là khoảng cách rất lớn và chuyện nếu chỉ thay radar khó có thể giúp Typhoon cải thiện tình. Bởi trong cuộc diễn tập đối kháng mới đây mang tên Atlantic Trident, tiêm kích Typhoon thất trận cay đắng trước F-35 với tỉ số tới 19 - 0.

Cuộc diễn tập có sự tham gia của các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của các quốc gia NATO là F-22, F-35, Rafale và Typhoon. Ngoài đối kháng, cuộc diễn tập cũng bao gồm các bài tập phòng thủ nhằm kiểm tra khả năng thực tế chiến đấu, ưu điểm và hạn chế của từng loại máy bay và từ đó các nhà thiết kế tìm phương án khắc phục.

Trận chiến giữa các máy bay Rafale và Typhoon và F-22, F-35 của Mỹ kết thúc khi các tiêm kích của Mỹ tiêu diệt các máy bay của các nước NATO ở khoách cách cực ấn tượng. Điều này đạt được nhờ khả năng tàng hình của F-35. Thậm chí các máy bay của NATO không đủ thời gian để hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đã bị bắn.

Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng, việc chỉ được trang bị mới mỗi radar Captor-E khó có thể giúp tiêm kích Typhoon của Đức cải thiện được tình hình.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm