Khám phá

Rùng rợn tục đào mộ, tắm rửa và thay quần áo cho người chết như "tháng cô hồn"

Cứ hàng năm, người dân nơi đây lại đào mộ người thân đã khuất lên để làm sạch, thay đồ rồi rước về nhà, thậm chí còn nói chuyện và ôm hôn như khi còn sống.

Phong tục người Việt xưa trong mắt tác giả phương Tây / Phong tục lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt

Nếu ở Việt Nam có tháng cô hồn thì ở Indonesia, người dân có nghi lễMainene đã duy trì nhiều thế hệ nay. Nghi lễ này diễn ra vào tháng 8 hàng năm tạicộng đồng Torajaở Panggala, vùng Nort Toraja, tỉnhNam Sulawesi, Indonesia, được coi là một trong những tục lệ độc đáo nhất trên thế giới. Trong nghi lễMainene, người dân sẽ đào mộ của người thân đã khuất rồi rước thi hàivề nhà.

"Mainene" có nghĩa là "lễ tắm rửa cho các thi hài". Các gia đình sẽ tập trung để đào mộ người thân đã khuất, đưa hài cốt lên. Sau đó, họ sẽ tắm rửa sạch sẽ cho người chết, mặc quần áo, giày dép mới. Nếu quan tài mục rỗng sẽ được thay cái mới. Sau đó, con cháu sẽ rước thi hài người thân về nhà bằng nghi lễ diễu hành quanh làng.

Người dân nơi đây tin rằng sau khi chết, linh hồn của người đã khuất phải được quay về nhà. Các linh hồn sẽ phù hộ cho gia đình được bình an, giàu có nếu người sống chăm sóc chu đáo, tươm tất cho họ. Ngoài ra, đây cũng là cách để người sống bày tỏ lòng thành kính và là nghi lễ tôn vinh tổ tiên. Họ tin rằng mối liên hệ giữa sự sống và cái chết là lễ kỷ niệm lớn nhất trong cuộc đời.

Hàng năm, các gia đình đều có thể đào mộ người thân lên, dọn dẹp phần mộ và chăm sóc cho hài cốt. Những bộ hài cốt đều đã mục ruỗng được đưa về nhà và đối xử như khi còn sống. Thậm chí, người dân nơi đây còn đeo trang sức,nói chuyện, ôm hôn, châm thuốc lá, chụp ảnh... cho thi hài, mời tham gia các buổi họp mặt gia đình. Sau khi nghi lễ kết thúc, họ sẽ đặt thi hài trở lại quan tài và chôn cất.

Đối với người ngoài, nghi lễ này có phần kinh dị và đáng sợ nhưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và tín ngưỡng của người dânToraja. Đến tận ngày nay, truyền thống này vẫn được duy trì.

ÔngEric Crystal Rante Allo, người đứng đầu nghi lễ Mainene tạiToraja chia sẻ trên tờ báoThe Sydney Morning Herald năm 2019 rằng, mặc dù tục lệ này có vẻ xa lạ với người ngoài nhưng lại là một phần quan trọng trong văn hóa của ngườiToraja: "NgườiToraja tin rằng linh hồn của người chết vẫn sống cạnh chúng ta, ban phước và phù hộ chúng ta. Đó là lý do tại sao trước khi một người được chôn cất, họ được gọi là "to"makula", nghĩa là mới ốm dậy hoặc chưa chết. NgườiToraja vô cùng tôn trọng người đã khuất".

Những năm gần đây, người dânToraja cũng khuyến khích tổ chức lễ hội, mở cửa để khách du lịch tới tham quan và khám phá nền văn hóa của mình vào mỗi tháng 8 hàng năm.

Không chỉ có nghi lễ Mainene, người dânToraja còn rất quan tâm và chú trọng đám tang. Đây cũng là sự kiện vô cùng quan trọng và tốn kém đối với mỗi gia đình. Khi một người qua đời, họ sẽ bảo quản thi thểhàng tháng trời, thậm chí nhiều năm trong nhà hoặc một khu nhà được thiết kế riêng cho người chết có tên "Tongkonan". Trong quá trình đó, họ vẫn tiếp xúc và nói chuyện với thi thể như khi còn sống.

Sở dĩ ngườiToraja phải bảo quản thi thể lâu như vậy là để dành thời gian tiết kiệm tiền, đủ để lo liệu đám tang, bởi những đám tang ở đây đều vô cùng hoành tráng. Có nhiều gia đình trở nên sạt nghiệp, nợ nần chồng chất vì làm đám tang nhưng vẫn cố gắng tiến hành vì phong tục địa phương.

Đám tang thường kéo dài nhiều ngày, bắt đầu bằng việc dựng rạp, giết trâu bò hoặc lợn để tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ của người thân ở thế giới bên kia, đồng thời để thiết đãi dân làng.

Năm ngoái, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nghi lễ Mainene vẫn được tiến hành nhưng đã có nhiều thay đổi. Người dân không tụ tập đông người, đeo khẩu trang khi tiến hành đào mộ và không tiếp đón du khách bên ngoài nữa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm