Khám phá

Những phong tục cưới hỏi "dị" nhất hành tinh: Bố chồng ngủ với con dâu trước mặt chú rể là hợp pháp

DNVN - Kết hôn là một việc trọng đại và thiêng liêng của đời người nhằm thể hiện sự gắn kết giữa hai người yêu nhau. Mỗi nơi lại có một phong tục tập quán khác nhau để đánh dấu sự kiện này. Dưới đây là những phong tục kì "dị" nhất trong đám cưới ở các quốc gia trên thế giới.

Tập tục 'Cõng mẹ bỏ mặc trên núi' của người Nhật Bản: Tục lệ tàn nhẫn ngày xưa có thật hay không mà khiến một bộ phận hậu thế bắt chước? / Nơi có tập tục ướp xác và sống chung với người chết suốt thời gian dài

- Video những phong tục cưới hỏi "dị" nhất hành tinh: Bố chồng ngủ với con dâu trước mặt chú rể là hợp pháp. Nguồn: Toplist.

Làm ồn đêm tân hôn ở Pháp
Tập tục dân gian Charivari của người Pháp được coi như một trong những nghi lễ cưới hỏi gây khó chịu nhất thế giới. Để mừng đám cưới, sẽ có rất nhiều người chơi nhạc và dân làng sẽ đi qua nhà cô dâu chú rể và gây ra nhiều tiếng ồn nhất có thể bằng các nhạc cụ, đồ gia dụng và nồi niêu, xoong, chảo. Phong tục này cũng từng được sử dụng để ép các cặp đôi lấy nhau.
Cô dâu kết hôn với động vật để trừ tà ma ở Ấn Độ
Ở một số khu vực của Ấn Độ, người ta tin rằng ma quỷ có thể trú ngụ trong một người nào đó, nhất là những cô gái xấu xí. Vì vậy, cách duy nhất để xua đuổi con ma này là cô gái phải kết hôn với một con vật nào đó, điển hình là chó hoặc dê. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất các nghi lễ, những cô chó, cậu chó này đều sẽ được thả tự do cho trở về nhà chứ không cần cùng chung sống với người chồng hay người vợ mà nó vừa mới kết hôn.
Đánh vào bàn chân chú rể ở Hàn Quốc
Theo một tục lệ lâu đời tại Hàn Quốc, sau khi đám cưới diễn ra, chú rể sẽ buộc hai chân bằng dây hoặc thắt lưng da. Người thân cũng như bạn bè của cô dâu sẽ thay phiên nhau, dùng cá khô hoặc gậy đánh vào chân chú rể. Đây là một nghi thức nhằm kiểm tra sức mạnh của chú rể thông qua việc... chịu đau, đồng thời cũng muốn chú rể mạnh mẽ hơn trước đêm tân hôn.
Đeo nhẫn vào ngón chân ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ, phụ nữ theo đạo Hindu nào đã có gia đình thường sẽ đeo nhẫn ở ngón chân thứ hai. Theo ý nghĩa khoa học, ngón chân thứ hai có một dây thần kinh đặc biệt kết nối từ tử cung đến trái tim. Vì vậy, đeo nhẫn ở ngón chân này sẽ giúp tử cung khỏe mạnh, đều kinh nguyệt. Phụ nữ thường chọn nhẫn đeo ở chân theo chất liệu mình muốn. Họ ưu tiên chọn bạc vì đây là chất liệu dẫn tốt, giúp hấp thụ năng lượng chuyển từ trái đất đến cơ thể.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cấm cô dâu chú rể tắm suốt 3 ngày sau hôn lễ ở Indonesia
Bộ tộc Tidon (hay còn gọi là Tidong) sinh sống ở khu vực Bắc Borneo (khu vực nằm giữa Indonesia và Malaysia). Cộng đồng Tidong ở Indonesia có tập tục không cho phép cô dâu chú rể tắm trong ba ngày ba đêm sau hôn lễ. Người dân nơi đây quan niệm nếu không thực hiện đúng nghi thức, những điều xấu sẽ xảy ra như hôn nhân tan vỡ, vợ hoặc chồng không chung thủy, con cái đoản mệnh,... Sau khi ngày thứ ba kết thúc, họ được phép tắm và quay trở lại cuộc sống bình thường.
Đập vỡ bát đĩa ở Đức
Trong đám cưới của người Đức có một phần nhỏ gọi là Polterabend, nơi họ cùng nhau đập vỡ những chiếc đĩa, chén, bát. Phong tục đập vỡ những món đồ mừng cưới này của người Đức mang ý nghĩa là vĩnh biệt cuộc sống cũ và bắt đầu một cuộc sống mới sau khi cưới. Cũng có ý kiến cho rằng đó là hành động phòng ngừa trong tương lai, nghĩa là khi xảy ra “chiến tranh” giữa hai người, cặp vợ chồng không cần đập thêm bát đĩa nữa.
Tục cướp dâu ở Romani và Kyrgyzstan
Chú rể cùng bạn bè, người thân bắt cóc cô gái mà anh ta muốn lấy làm vợ. Họ đưa cô gái về nhà nhốt lại cho tới khi cô gái quàng một chiếc khăn của phụ nữ có chồng để thể hiện sự đồng ý. Phong tục này vẫn diễn ra ở một số nước như Romani và Kyrgyzstan.
Vấy bẩn lên người cô dâu chú rể ở Scotland
Tục lệ này xuất phát ở ngôi làng Balintore, Scotland. Ý tưởng về việc bôi xấu cô dâu và chú rể (còn gọi là “Blackening of bride”, có nghĩa là “Bôi bẩn cô dâu”) trước khi cử hành hôn lễ đã hiện diện trong nhiều nền văn hóa, nhưng nghi thức này ở Scotland lại được nhiều người trên thế giới biết đến hơn cả, bởi sự độc đáo của nó. Đây là được coi là một di sản văn hóa của người Scotland.
Nhổ nước bọt lên người cô dâu ở Kenya
Bộ tộc Massai là một nhóm dân tộc thuộc chủng tộc Nilotic bán du mục sinh sống ở Kenya và phía Bắc Tanzania. Nhổ nước bọt lên người cô dâu là một trong những nghi lễ cưới hỏi kỳ quặc nhất ở Kenya. Trong lễ cưới, đầu của cô dâu sẽ bị cạo sạch, sau đó được bôi mộ lớp dầu và mỡ cừu non.
Nghi lễ khóc ở Trung Quốc
Theo lưu truyền, tập tục khóc trước khi về nhà chồng bắt nguồn trong giai đoạn Chiến Quốc. Nghi lễ khóc trong đám cưới phổ biến nhất là vào đầu thế kỷ 17 và tồn tại cho đến cuối triều đại nhà Thanh năm 1911. Người dân Tujia (Trung Quốc) dành một tháng để chuẩn bị cho đám cưới bằng cách khóc. Theo phong tục ở đây, mỗi ngày cô dâu sẽ phải khóc 60 phút. 10 ngày tiếp theo, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con mình, rồi đến bà của cô dâu và tất cả những người phụ nữ trong gia đình cũng làm như vậy. Vì trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, họ quan niệm rằng tiếng khóc thể hiện niềm vui và tình yêu sâu sắc.
Bố chồng ngủ với con dâu trước mặt chú rể ở Uganda
Bố chồng ngủ với con dâu trong đêm tân hôn trước chú rể trong phong tục cưới hỏi của bộ tộc Ankole là một việc làm hợp pháp tại Uganda. Điều đặc biệt, người ta lại coi đây là một trong những món quà tốt nhất mà người cha có thể tặng cho con trai mình. Không những vậy, trong văn hóa Ankole, dì của chú rể sẽ dạy cô dâu cách làm thế nào để người đàn ông của mình thấy hài lòng thay vì mẹ dạy con như nhiều nơi khác.
Vợ chồng nhảy qua cán chổi ở Châu Phi
Cô dâu và chú rể nhảy qua cán chổi thể hiện cho một sự bắt đầu. Hành động này cũng tượng trưng cho việc xua quét quá khứ và gắn kết hai gia đình hoặc tỏ lòng kính trọng với tổ tiên. Tập tục này rất phổ biến ở người châu Phi.
Bảo Ngọc (Theo Toplist)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm