Quốc tế

Sau F/A-18 của Top Gun, tiêm kích Su-30MKI cũng trở thành "ngôi sao điện ảnh"

Ấn Độ đang dựng một bộ phim hành động có sự góp mặt của tiêm kích Su-30MKI với vai trò 'ngôi sao'.

Nga có kinh nghiệm gì từ cuộc chiến Karabakh và xung đột Ukraine? / Nga tuyên bố đẩy lui cuộc phản công của Ukraine trên 3 hướng

Bollywood sẽ giới thiệu tiêm kích Su-30 MKI của Không quân Ấn Độ (IAF) trong tác phẩm điện ảnh mang tên

Bollywood sẽ giới thiệu tiêm kích Su-30 MKI của Không quân Ấn Độ (IAF) trong tác phẩm điện ảnh mang tên "Máy bay chiến đấu". Phim có sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Hrithik Roshan.

>> Xem thêm:Israel mua thêm F-35 đặc biệt phòng kịch bản nóng

Báo chí Ấn Độ cho biết diễn viên Roshan sẽ

Báo chí Ấn Độ cho biết diễn viên Roshan sẽ "lái" chiếc Su-30MKI Flanker-H. Bộ phim được quay ở nhiều địa điểm khác nhau và có kinh phí rất lớn, nó dự kiến sẽ cung cấp trải nghiệm xem giống như "Bom tấn" Top Gun.

>> Xem thêm:Thiết giáp BPM-97 Vystrel 'phiên bản hiếm' có mặt tại tiền tuyến

"Máy bay chiến đấu" là bộ phim hành động trên không đầu tiên của Ấn Độ, có sự tham gia của hai diễn viên Roshan và Deepika Padukone trong vai các phi công của IAF, và Anil Kapoor trong vai trò sĩ quan chỉ huy.

 

>> Xem thêm:Clip: Tổ hợp phòng không Gepard giúp Ukraine đối phó UAV Nga

Diễn viên Roshan đã trải qua khóa đào tạo chuyên sâu về mô phỏng để chuẩn bị cho vai diễn của mình. Việc phát hành bộ phim rất được mong đợi, những người hâm mộ háo hức xem liệu Roshan có thể lặp lại thành công của Top Gun hay không.

Diễn viên Roshan đã trải qua khóa đào tạo chuyên sâu về mô phỏng để chuẩn bị cho vai diễn của mình. Việc phát hành bộ phim rất được mong đợi, những người hâm mộ háo hức xem liệu Roshan có thể lặp lại thành công của Top Gun hay không.

>> Xem thêm:Ukraine chạy đua tìm cách đối phó với UAV cảm tử của Nga

Hiện tại, những chiếc MiG-21 từ thời Liên Xô đang được thay thế bằng tiêm kích Su-30MKI trong Không quân Ấn Độ. Các máy bay chiến đấu này được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do New Delhi sản xuất trong nước.

Hiện tại, những chiếc MiG-21 từ thời Liên Xô đang được thay thế bằng tiêm kích Su-30MKI trong Không quân Ấn Độ. Các máy bay chiến đấu này được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do New Delhi sản xuất trong nước.

 

>> Xem thêm:Chi tiêu quân sự của NATO gấp 24 lần so với Nga

Tiêm kích Su-30MKI có khả năng vận động rất linh hoạt được trang bị hai động cơ turbine phản lực AL-31FP có kiểm soát vector lực đẩy hai chiều (2D TVC), cho tầm bay tối đa 3.000 km, có thể mở rộng đến 8.000 km nếu được tiếp nhiên liệu trên không.

Tiêm kích Su-30MKI có khả năng vận động rất linh hoạt được trang bị hai động cơ turbine phản lực AL-31FP có kiểm soát vector lực đẩy hai chiều (2D TVC), cho tầm bay tối đa 3.000 km, có thể mở rộng đến 8.000 km nếu được tiếp nhiên liệu trên không.

Ấn Độ bắt đầu sử dụng Su-30MKI từ năm 2000, New Delhi đã mua 140 chiếc tiêm kích loại này từ Nga. Năm 2002, một biến thể mới đã được chế tạo bởi Công ty Hàng không Hindustan (HAL) của Ấn Độ.

Ấn Độ bắt đầu sử dụng Su-30MKI từ năm 2000, New Delhi đã mua 140 chiếc tiêm kích loại này từ Nga. Năm 2002, một biến thể mới đã được chế tạo bởi Công ty Hàng không Hindustan (HAL) của Ấn Độ.

 

Hiện tại, có hơn 270 chiếc chiến đấu cơ loại này đang phục vụ trong Lực lượng Không quân Ấn Độ. Ngay cả khi không có tên lửa BrahMos, Flanker-H vẫn vượt trội so với F-16 trong cuộc tập trận chung Cope India 2005.

Hiện tại, có hơn 270 chiếc chiến đấu cơ loại này đang phục vụ trong Lực lượng Không quân Ấn Độ. Ngay cả khi không có tên lửa BrahMos, Flanker-H vẫn vượt trội so với F-16 trong cuộc tập trận chung Cope India 2005.

Điều này đã phá vỡ huyền thoại rằng Ấn Độ khi ưu tiên sử dụng

Điều này đã phá vỡ huyền thoại rằng Ấn Độ khi ưu tiên sử dụng "công nghệ cũ kỹ" của Liên Xô sẽ không thể cạnh tranh với phương Tây đã đi trước rất nhiều năm trong lĩnh vực điện tử.

Các nhà quan sát ghi nhận hiệu suất cao của những máy bay chiến đấu nói trên, mặc dù luật lệ các cuộc tập trận mà Su-30MKI từng tham gia đều được thiết kế để chiến đấu ở cự ly gần hơn.

Các nhà quan sát ghi nhận hiệu suất cao của những máy bay chiến đấu nói trên, mặc dù luật lệ các cuộc tập trận mà Su-30MKI từng tham gia đều được thiết kế để chiến đấu ở cự ly gần hơn.

 

Su-30MKI ngoài đặc tính vận động rất tốt thì điểm mạnh của nó chính là không chiến ngoài tầm nhìn. Thông qua radar mảng pha quét thụ động N011M BARS, chiếc tiêm kích này có thể phát hiện mục tiêu trên không cách xa 400 km.

Su-30MKI ngoài đặc tính vận động rất tốt thì điểm mạnh của nó chính là không chiến ngoài tầm nhìn. Thông qua radar mảng pha quét thụ động N011M BARS, chiếc tiêm kích này có thể phát hiện mục tiêu trên không cách xa 400 km.

Tên lửa không đối không R-77 mà Su-30MKI mang theo cho phép nó tấn công đối phương từ cự ly ngoài 100 km. Ngoài ra máy bay còn được trang bị tên lửa chống radar Kh-31P cũng rất lợi hại.

Tên lửa không đối không R-77 mà Su-30MKI mang theo cho phép nó tấn công đối phương từ cự ly ngoài 100 km. Ngoài ra máy bay còn được trang bị tên lửa chống radar Kh-31P cũng rất lợi hại.

Trong thời gian tới, Không quân Ấn Độ dự định sẽ hợp tác với Nga để nâng cấp toàn bộ phi đội tiêm kích Su-30MKI của mình lên tiêu chuẩn Super 30 cực kỳ tiên tiến.

Trong thời gian tới, Không quân Ấn Độ dự định sẽ hợp tác với Nga để nâng cấp toàn bộ phi đội tiêm kích Su-30MKI của mình lên tiêu chuẩn Super 30 cực kỳ tiên tiến.

 

Máy bay chiến đấu hạng nặng Super 30 của Ấn Độ sẽ dựa trên cấu hình Su-30SM2 của Nga, khi tiến hành thay thế radar N011M BARS bằng loại N035 Irbis, cũng như tích hợp động cơ AL-41F1S (3D TVC) có tính năng cao hơn nhiều khi đặt cạnh AL-31FP (2D TVC).

Máy bay chiến đấu hạng nặng Super 30 của Ấn Độ sẽ dựa trên cấu hình Su-30SM2 của Nga, khi tiến hành thay thế radar N011M BARS bằng loại N035 Irbis, cũng như tích hợp động cơ AL-41F1S (3D TVC) có tính năng cao hơn nhiều khi đặt cạnh AL-31FP (2D TVC).

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm