Quốc tế

Saudi mua S-400, ra điều kiện với Mỹ

Để vá lỗ hổng phòng thủ do Mỹ rút hệ thống THAAD và Patriot, Saudi Arabia quyết định nối lại đàm phán với Nga để mua hệ thống S-400.

HLV Park Hang Seo sẽ khiến Saudi Arabia bất ngờ với vũ khí mới / Siêu hạm Zumwalt xếp hàng chờ... vũ khí

Hôm 16/9, tờ Al-Arab có trụ sở tại London cho biết, Bộ Quốc phòng Saudi Arabia đã tiết lộ sẽ quay lại đàm phán với Nga về thương vụ hệ thống đánh chặn tầm cao S-400.

Quyết định được Riyadh đưa ra sau khi Mỹ bất ngờ rút toàn bộ hệ thống đánh chặn THAAD và Patriot khỏi nước này đúng thời điểm lực lượng Houthi tại Yemen liên tiếp tấn công bằng tên lửa và UAV vào Saudi.

Saudi mua S-400, ra dieu kien voi My
Hệ thống S-400.

Giới lãnh đạo Saudi Arabia đến nay vẫn chưa hiểu nguyên nhân dẫn đến quyết định của Mỹ. Để vá vào lỗ hổng, Saudi đã phải thuê một tổ hợp Patriot từ Hy Lạp. Hệ thống này đã được chuyển đến Saudi Arabia hôm 14/9.

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài, Riyadh quyết định nối lại các cuộc đàm phán với Nga về thương vụ S-400 vốn đã bị đóng băng trước đó. Điều đặc biệt là dù quyết định nối lại đàm phán với Nga nhưng Saudi vẫn không muốn Mỹ phật lòng.

"Chúng tôi muốn duy trì quan hệ bền chặt với Mỹ. Nhưng mối quan hệ này chỉ được đảm bảo khi Mỹ không cản trở nỗ lực mua vũ khí bên ngoài của chúng tôi để bảo vệ đất nước", nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Saudi cho biết.

Phía Nga cũng đã xác nhận các cuộc đàm phán với khách hàng Saudi đang được tiến hành. Những cuộc đàm phán này được nối lại sau thời gian gián đoạn do Riyadh chịu sức ép rất lớn từ Mỹ.

"Cho đến khi chúng tôi ký hợp đồng, chúng tôi sẽ không nói thêm về điều này ... Quá trình đàm phán đang được tiến hành", Sergei Chemezov, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Rostec Nga cho biết.

 

Vị giám đốc này cũng nhấn mạnh, vũ khí chính nằm trong các cuộc đàm phán giữa Moscow và Riyadh là hệ thống phòng thủ S-400 và tiêm kích thế hệ 4++ Su-35. Ngoài ra một số vũ khí cũng đang được 2 bên nói đến như hệ thống TOS-1A, tên lửa chống tăng Kornet-EM...

Giới chuyên gia cho rằng, một khi Saudi và Nga quyết thực hiện thương vụ S-400 cùng một số vũ khí khác, Mỹ sẽ không thể ngăn cản dù trước đó từng đưa Đạo luật CAATSA để đe dọa Saudi Arabia.

Các thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Saudi đã tăng liên tiếp từ 2008 đến nay. Tên lửa Harpoon, các loại máy bay trực thăng Apache, Chinook tiêm kích F-15 của Mỹ đều được sản xuất một phần tại Saudi.

Trong khi đó, các tập đoàn Lockheed Martin và Boeing của Mỹ đều không muốn mất thị trường Saudi. Lý do nữa khiến Mỹ không thể quay lưng với Saudi là dầu mỏ và khí đốt.

Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Saudi và Nga ngày càng trở nên gắn bó thì việc Mỹ phát động cuộc chiến về chính trị và thương mại với Nga trên đất Saudi sẽ là sai lầm. Chính vì vậy, việc Mỹ áp Đạo luật CAATSA với Saudi Arabia vì thương vụ S-400 gần như không xảy ra.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm