Siêu hạm Zumwalt xếp hàng chờ... vũ khí
Phương Tây lo yếu tố Nga trong hệ thống vũ khí NATO / Kiếm Khopesh – Vũ Khí của Cấm vệ Pharaoh
Những cuộc thử nghiệm cuối cùng đã được USS Lyndon B.Johnson hoàn thành hôm 1/9 và hiện con tàu đã quay về nhà máy để hoàn thiện một số phát sinh xuất hiện trong quá trình thử.
"Sự thành công của giai đoạn thử nghiệmgiúp chúng tôi đến gần hơn ngày bàn giao tàu cho Hải quân Mỹ và đưa vào vận hành", đại diện hãng đóng tàu General Dynamics cho biết.
Mỹ thử nghiệm USS Lyndon B.Johnson. |
Siêu hạm USS Lyndon B.Johnson là chiếc Zumwalt cuối cùng sau chiếc đầu tiên USS Zumwalt và USS Michael Monsoor được đóng theo hợp đồng của Hải quân Mỹ.
Cùng như 2 chiếc trước đó, USS Lyndon B.Johnson có chiều dài 182m, rộng 24,6m, mớn nước 8,4m, tốc độ tối đa 56 km/h, thủy thủ đoàn gồm 142 người. Nguyên bản, tàu được trang bị hai hệ thống pháo điện từ AGS 155mm, với khả năng tấn công phá hủy cơ sở hạ tầng ven biển và tàu chiến lớn của đối phương từ khoảng cách 100km.
Nhưng do một số nguyên nhân khác nhau, hệ thống pháo điện từ sẽ được thay thế bằng 12 tên lửa siêu thanh thuộc chương trình Vũ khí Tấn công thông thường (CPS) cho 3 tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt, thay thế cho hệ thống pháo điện từ trên các tàu này.
Với trang bị bằng 12 tên lửa siêu thanh, siêu hạm Zumwalt sẽ có vũ khí tấn công mạnh hơn cùng khả năng tấn công tầm xa và linh hoạt, từ đó tung ra những đòn tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu của đối phương, đồng thời giảm nguy cơ bị phản công so với pháo điện từ trước đây.
Trên lý thuyết, những chiến hạm Zumwalt sở hữu hàng loạt ưu điểm như khả năng tàng hình tốt, hỏa lực mạnh, vũ khí đa năng...
Tuy nhiên ngay từ khi ra đời và đến tận ngày nay, sự tồn tại của chương trình siêu hạm này luôn là chủ đề gây tranh cãi ngay trong nội bộ nước Mỹ.
Trước đây một số chuyên gia chỉ trích rằng thiết kế của các tàu khu trục lớp Zumwalt nhìn bề ngoài có vẻ hiện đại, song khó có thể đứng vững khi hoạt động trong điều kiện biển động mạnh và thậm chí có nguy cơ bị lật nếu gặp sóng lớn.
Đáp lại, Hải quân Mỹ thông báo các tàu khu trục này đã vượt qua hai đợt thử nghiệm mang tính bước ngoặt, trong đó khu trục hạm USS Zumwalt đã di chuyển giữa biển động với sóng cao 4-6m ngoài khơi bang California và Alaska.
Chuyên gia Loren Thompson thuộc Viện Lexington tại bang Virgina của Mỹ thì cho rằng, một trong những vấn đề lớn mà Hải quân Mỹ gặp phải đó là hối hả đưa những chiến hạm mới đầy tham vọng vào sản xuất trước khi đánh giá về dộ tin cậy của công nghệ ứng dụng cho tàu lớp Zumwalt.
Bài học dễ nhận thấy nhất đó là khả năng tàng hình không mạnh như công bố, hệ thống radar yếu hơn dự kiến, chương trình pháo điện từ (trang bị chính của tàu) chết yểu buộc phải thay thế bằng vũ khí siêu thanh...
Loren Thompson cho rằng, đến khi chính thức được trang bị, vũ khí siêu thanh sẽ giúp xóa đi những định kiến về lớp tàu nhiều tai tiếng của Hải quân Mỹ. Thế nhưng vấn đề là đến khi nào cả 3 chiếc Zumwalt được tích hợp tên lửa siêu thanh thì chính Hải quân Mỹ cũng không thể có câu trả lời chính xác.
Theo vị chuyên gia này, hiện vũ khí siêu thanh dành cho Zumwalt và những tàu khu trục lớp Arleigh Burke thế hệ mới vẫn còn đang trong phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, USS Lyndon B.Johnson sẽ cùng với 2 chiếc Zumwalt trước đó còn lâu mới được trang bị vũ khí dù đã được chuyển giao cho Hải quân Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo