Quốc tế

Israel sử dụng vũ khí và trang thiết bị chiến lợi phẩm như thế nào?

Trong các cuộc chiến tranh với các nước Arab, Israel đã thu được hàng nghìn đơn vị vũ khí và trang thiết bị của đối phương. Một tỷ lệ đáng kể trong số đó đã được đưa vào trang bị dưới dạng nguyên bản, với những sửa đổi nhỏ hoặc sau khi hiện đại hóa sâu, tùy theo nhu cầu.

Chuyên gia: Vũ khí Taliban chiếm giữ sẽ thành sắt vụn / Tên lửa phòng không Nga làm đảo lộn thị trường vũ khí

Chiến lợi phẩm đa dạng

Việc sử dụng ồ ạt xe thiết giáp của Liên Xô trong Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) bắt nguồn từ cuộc Chiến tranh Sáu ngày vào tháng 6/1967. Sau nhiều ngày giao tranh, Israel đã thu được 820 xe tăng và pháo tự hành, cùng hàng trăm đơn vị thiết bị khác bị bỏ lại trong cuộc tái chiếm lãnh thổ. Trong số các chiến lợi phẩm, có ít nhất 350 xe tăng hạng trung T-54/55, hầu hết trong số này đều có thể sử dụng ngay hoặc chỉ cần sửa chữa nhỏ.

Xe tăng Tiran Israel cải biên từ T-54/55 của Liên Xô; Nguồn: topwar.ru
Xe tăng Tiran Israel cải biên từ T-54/55 của Liên Xô; Nguồn: topwar.ru

Các trang thiết bị này đã được đưa vào hoạt động; đến cuối mùa hè 1967, IDF có 130 chiếc T-54/55, và vào các năm 1968-1969, nhận thêm 150 chiếc nữa. Trong quân đội Israel, xe tăng hạng trung của Liên Xô mang ký hiệu TI-67 với tên gọi “Tiran” và đã tham gia các trận đánh. Trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, chiến lợi phẩm Israel thu được phong phú hơn.

Tổng số xe tăng bị bắt đã vượt quá 1.500, bao gồm cả hơn 500 chiếc có thể vận hành được. Đồng thời, trong số chiến lợi phẩm có khoảng 200 chiếc tăng T-62 hạng trung mới nhất. 72 chiếc trong số này đã được bổ sung vào lực lượng thiết giáp của IDF. Ngoài ra, Israel đã thu giữ hàng trăm khẩu pháo tự hành các loại, xe bọc thép chở quân, ô tô, v.v.. Các chiến lợi phẩm trong tình trạng tốt hoặc sau sửa chữa đã được đưa vào sử dụng tại các đơn vị.

Các xe bọc thép chiến lợi phẩm có tầm quan trọng lớn đối với IDF do các chỉ tiêu số lượng và chất lượng của quân đội lúc đó chưa đáp ứng được yêu cầu, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia. Với sự bổ sung của số xe này, quân đội đã xây dựng được đội xe với chất và lượng khả dĩ, tăng khả năng chiến đấu tổng thể và bù đắp tổn thất. Vào giữa những năm 1970, 20% tổng số xe tăng của IDF là do Liên Xô sản xuất.

Dưới dạng nguyên bản

Những chiếc xe tăng Tiran đầu tiên và các loại thiết bị khác có tình trạng tốt nhất và không cần phải phục hồi được đưa vào hoạt động vào mùa hè năm 1967, chỉ vài tuần sau khi bị thu. Quá trình sửa chữa vừa và nhỏ các loại xe tăng, pháo tự hành khác, v.v. tiến hành trong vài năm, sau đó các thiết bị phục hồi được chuyển giao cho quân đội. Trong những năm đầu, việc sửa chữa các chiến lợi phẩm để sử dụng không mang lại những thay đổi lớn. Tất cả các cải tiến chỉ giới hạn ở việc lắp đặt một đài liên lạc mới đáp ứng các tiêu chuẩn của Israel và thay thế các biển báo ở chỗ làm việc.

 

Trong một số trường hợp, súng máy đã được thay thế. Xe tăng T-54 sau những quy trình như vậy nhận được tên “Tiran-1”, và T-55 - “Tiran-2”. Năm 1973, những chiếc xe tăng T-62 chiến lợi phẩm cũng trải qua những sửa đổi tương tự. Chất lượng chiến đấu các xe này, được quyết định bởi áo giáp và vũ khí, được coi là đủ, và do đó chỉ giới hạn ở mức chuyển đổi hạn chế sang các tiêu chuẩn của Israel như “Tiran-1/2”. T-62 được cải biên, tương tự với các chiến lợi phẩm trước đó, được gọi là “Tiran-6”.

Kể từ năm 1967, Israel đã thu được ít nhất 65-70 xe tăng PT-76 lội nước. Giống như xe tăng, phương tiện này được cải tiến theo các tiêu chuẩn bản địa và được đưa vào sử dụng. PT-76 tiếp tục hoạt động cho đến đầu những năm 1980. Sau đó, chúng được coi là lỗi thời, và việc hiện đại hóa được coi là không phù hợp.

Xe bọc théo BTR-152 – chiến lợi phẩm của Israel; Nguồn: topwar.ru.
Xe bọc théo BTR-152 – chiến lợi phẩm của Israel; Nguồn: topwar.ru.

Hiện đại hóa theo kiểu Israel

Các xe bọc thép chiến lợi phẩm với cấu hình ban đầu không phải lúc nào cũng phù hợp với IDF, đó là lý do tại sao các dự án hiện đại hóa chúng đã được khởi động. Lúc đầu, chỉ nhằm mục đích cải thiện tính năng chiến đấu và hoạt động của thiết bị. Sau đó, một số dự án được tạo ra với mục đích xuất khẩu. Những dự án đầu tiên là các dự án Tiran-4 và Tiran-5, nhằm hiện đại hóa T-54 và T-55. Người ta giữ lại vỏ giáp thông thường và pháo 100mm, đồng thời, một phần của các tổ hợp bên trong đã được thay thế, và các giỏ lớn để đồ được lắp đặt trên tháp.

Súng máy đồng trục và súng phòng không do Liên Xô sản xuất đã được thay thế bằng những khẩu M1919A4 của Mỹ; hai khẩu súng máy và một khẩu súng cối 60 mm được gắn trên nóc tháp. Ngoài ra, một khẩu M2 cỡ lớn được gắn cùng với pháo. Dự án tiếp theo, “Tiran-4Sh”thay thế pháo D-10T2S bằng pháo L7 cỡ 105mm của Anh. Ngăn chứa đạn đã được cải tạo cho phù hợp và các thiết bị ngắm bắn đã được thay thế. Xe tăng Tiran-5 cũng được nâng cấp theo cách tương tự.

 

Do có sẵn các phương án nhập khẩu thay thế, các khẩu pháo tự hành chiến lợi phẩm không được hiện đại hóa sâu và nhanh chóng bị loại khỏi biên chế. IDF tích cực sử dụng các xe bọc thép bánh lốp như BTR-152 của Liên Xô. Lúc đầu, các sửa đổi chỉ giới hạn trong việc lắp đặt vũ khí và thiết bị thông tin liên lạc, trong khi vẫn duy trì chức năng vận chuyển. Với khả năng này, chúng đã bổ sung cho các xe bọc thép hiện có do Mỹ sản xuất, bao gồm cả các loại lỗi thời.

Khi tiếp tục phục vụ, BTR-152 và BTR-50 trở thành xe với nhiều thiết bị và vũ khí khác nhau. Chúng được chế tạo lại thành xe chỉ huy và tham mưu, pháo phòng không tự hành với cỡ nòng nhỏ và các thiết bị kỹ thuật, v.v... Không có quá trình hiện đại hóa sâu hơn nào ảnh hưởng đến thiết kế và cấu phần của các tổ hợp chủ chốt được thực hiện. Do sự gia tăng dần dần của đội xe M113 hiện đại, IDF từ bỏ các đối tác nhập khẩu và chiến lợi phẩm.

Trong nửa đầu những năm 80, “Tiran” phiên bản đầu tiên được tạo trên cơ sở T-54/55, bị coi là lỗi thời nhưng vẫn có thể được sử dụng. Vì lý do kinh tế, người ta quyết định chuyển đổi một số xe tăng thành xe chở quân bọc thép hạng nặng. Những chiếc xe như vậy được đặt tên là “Akhzarit” và được IDF đưa vào sử dụng. Đồng thời, một dự án được tạo ra nhằm hiện đại hóa xe tăng T-54/55 và T-62 để bán ra nước ngoài, theo cấu hình “Tiran-4/5Sh” với động cơ và hệ thống truyền động, thiết bị điều khiển hỏa lực và các bộ phận khác đã được thay thế.

Việc hiện đại hóa được thực hiện chủ yếu nhờ các sản phẩm nhập khẩu. Đến giữa những năm 1980, IDF đã có thể tạo ra một đội xe thiết giáp với tất cả các mẫu cần thiết. Một số phương tiện quan trọng, chẳng hạn như xe tăng, được sản xuất độc lập. Các sản phẩm hiện đại khác đã được mua ở nước ngoài. Trong tình hình hiện tại, nhu cầu duy trì những chiếc “Tiran” già cỗi và các loại xe bọc thép khác không còn nữa.

Vào nửa đầu những năm 1980, quá trình loại bỏ thiết bị cũ bắt đầu. “Tiran”, PT-76, v.v. được gửi đi tái chế hoặc sửa chữa và bán cho các nước thứ ba. Tuy nhiên, quá trình tái vũ trang bị đình trệ nghiêm trọng, vì vậy, những chiếc “Tiran” cuối cùng bị loại biên chỉ trong thập vừa kỷ qua. Ngoài ra, bất chấp sự xuất hiện của các thiết kế mới hơn và tiên tiến hơn, khoảng 100 xe “Akhzarits” vẫn còn trong trang bị của IDF.

 

Trong một thời gian dài, IDF không có đủ khả năng tài chính và các khả năng khác để xây dựng nhanh chóng và quy mô lớn các binh chủng thiết giáp, pháo binh... Do đó, IDF phải đặc biệt chú ý đến các chiến lợi phẩm, có thể được sử dụng để tăng cường sức mạnh cho các đơn vị.

Với sự trợ giúp của hàng trăm “Tiran” thuộc nhiều phiên bản, các loại xe bọc thép và các thiết bị khác, IDF đã có thể vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để tồn tại và giải quyết các nhiệm vụ quân sự và chính trị đặt ra. Song song với quá trình này, một nền công nghiệp đã được tạo ra để triển khai sản xuất tất cả các thiết bị cần thiết. Những chiếc xe bọc thép chiến lợi phẩm gần như hoàn toàn bị loại biên, nhưng sẽ vẫn còn được ghi nhận trong lịch sử IDF.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm